10 bộ phận trên cơ thể trẻ sơ sinh bố mẹ tốt nhất không nên đụng chạm thường xuyên để tránh tổn thương trẻ

Có một số bộ phận ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ nên hạn chế chạm vào để tránh gây ra những tổn thương không đáng có cho trẻ.

Đối với trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ luôn cảm thấy hạnh xen lẫn tò mò, họ muốn chạm vào trẻ, muốn ôm hôn thật nhiều. Tuy nhiên, sự nồng nhiệt yêu thương của bố mẹ có thể khiến trẻ sơ sinh bị tổn thương, bởi cơ thể của trẻ vẫn còn rất yếu ớt. Có một số bộ phận ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ nên hạn chế chạm vào để tránh tổn thương trẻ.

1. Không chạm mạnh vào thóp của trẻ

10 bộ phận trên cơ thể trẻ sơ sinh bố mẹ tốt nhất không nên đụng chạm thường xuyên để tránh tổn thương trẻ - Ảnh 1.

Thóp trẻ sơ sinh là điểm mềm trên đầu, là chỗ xương chưa che kín hết hộp sọ. Đôi khi bạn sẽ cảm nhận thóp trẻ sơ sinh đang “phập phồng”. Tuy chiếm một diện tích nhỏ nhưng lại là bộ phận quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ.

Thóp nhô cao, trũng xuống, quá to, quá nhỏ, thóp không đóng hoặc đóng sớm đều là những triệu chứng khác thường và cần điều trị ở trẻ.

Thóp trẻ sơ sinh rất mềm, bạn không nên dùng vật dụng cứng gõ vào thóp của trẻ. Nếu bạn vô ý đụng trúng thóp của trẻ, bạn cần quan sát nếu trẻ có dấu hiệu nôn ói, khóc lóc vật vã trong thời gian dài thì cần đưa đến bệnh viện khám.

2. Không cắt tỉa lông mi của trẻ

10 bộ phận trên cơ thể trẻ sơ sinh bố mẹ tốt nhất không nên đụng chạm thường xuyên để tránh tổn thương trẻ - Ảnh 2.

Nhiều mẹ nghe theo kinh nghiệm truyền miệng của người khác, cho rằng thường xuyên cắt tỉa lông mi của trẻ sẽ khiến sẽ sở hữu lông mi dài và đẹp như cánh quạt.

Thực tế, lông mi của trẻ được quyết định bởi gene di truyền của bố mẹ. Không hề có chuyện cắt tỉa lông mi sẽ giúp trẻ sơ hữu lông mi đẹp và dài khi trưởng thành. Nếu bạn run tay khi cắt tỉa lông mi của trẻ, lông mi sẽ rơi vào mắt khiến mắt trẻ bị viêm nhiễm.

3. Không hôn môi trẻ

10 bộ phận trên cơ thể trẻ sơ sinh bố mẹ tốt nhất không nên đụng chạm thường xuyên để tránh tổn thương trẻ - Ảnh 3.

Hôn vào môi trẻ là hành động bố mẹ thường làm để bày tỏ tình yêu thương. Bạn nên nhớ, bạn có thể hôn vào má trẻ, nhưng không nên hôn vào môi trẻ.

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch rất yếu, khi bạn hôn môi trẻ, bạn đang trực tiếp đưa vô số vi khuẩn nguy hiểm vào khoang miệng của trẻ.

4. Không tự ý chích nanh sữa của trẻ

10 bộ phận trên cơ thể trẻ sơ sinh bố mẹ tốt nhất không nên đụng chạm thường xuyên để tránh tổn thương trẻ - Ảnh 4.

Nanh sữa là những điểm nhỏ màu trắng trên lợi của trẻ sơ sinh. Nhiều mẹ thường nhầm lẫn đây là biểu hiện trẻ dậy thì sớm, nhưng thực chất đây là một loại tổn thương lành tính hay gặp ở niêm mạc miệng trong thời gian ngắn ở trẻ sơ sinh.

Nanh sữa không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, theo thời gian, nanh sữa sẽ tự động biến mất. Bố mẹ không nên tự ý chích nanh sữa của trẻ để tránh tổn thương niêm mạc và gây viêm nhiễm.

5. Không cấu véo má của trẻ

10 bộ phận trên cơ thể trẻ sơ sinh bố mẹ tốt nhất không nên đụng chạm thường xuyên để tránh tổn thương trẻ - Ảnh 5.

Đôi má phúng phính của trẻ sơ sinh là nơi nhiều người thích cấu véo nhất. Bạn nên ngừng ngay hành động này, bởi bộ phận vùng mặt của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Nếu bạn thường xuyên cấu véo mặt của trẻ sơ sinh, sẽ gây viêm tuyến nước bọt, và dẫn đến tình trạng chảy nước bọt ở trẻ.

6. Không rung lắc trẻ

10 bộ phận trên cơ thể trẻ sơ sinh bố mẹ tốt nhất không nên đụng chạm thường xuyên để tránh tổn thương trẻ - Ảnh 6.

Vùng cổ của trẻ sơ sinh rất yếu ớt, không có khả năng chống đỡ nên không thể cố định bộ não.

Nếu bạn bế trẻ sơ sinh và rung lắc dữ dội, sẽ gây ra tình trạng xấu là chấn động não, xuất huyết, thậm chí khiến bộ não của trẻ tổn thương vĩnh viễn.

7. Không bẻ thẳng các ngón tay của trẻ

10 bộ phận trên cơ thể trẻ sơ sinh bố mẹ tốt nhất không nên đụng chạm thường xuyên để tránh tổn thương trẻ - Ảnh 7.

Tay của trẻ sơ sinh thường có hình dạng nắm tròn thành nắm đấm. Nếu không tác động ngoại lực, tay của trẻ sẽ không duỗi thẳng như tay người lớn.

Trẻ mới sinh do có cơ co phát triển, bởi vậy bàn tay của trẻ sẽ có xu hướng nắm cuộn tròn. Nếu bạn bẻ thẳng các ngón tay của trẻ, điều này sẽ dẫn đến tình trạng là trật khớp hoặc gãy tay. Tốt nhất bạn không nên kéo duỗi các ngón tay của trẻ để tránh tổn thương cơ co ở trẻ sơ sinh.

8. Không giật mạnh cuống rốn của trẻ

10 bộ phận trên cơ thể trẻ sơ sinh bố mẹ tốt nhất không nên đụng chạm thường xuyên để tránh tổn thương trẻ - Ảnh 8.

Trước và sau khi sinh ra, cuống rốn là bộ phận quan trọng đối với trẻ. Khi trẻ mới chào đời, bác sĩ sẽ cắt dây rốn và thắt cuống rốn. Khoảng 10 ngày sau, cuống rốn sẽ có màu đen, khô và rụng.

Nhiều mẹ bởi nóng vội không thể đợi cuống rốn của con rụng, nên đã dùng tay giật mạnh. Điều này giống như một vết sẹo chưa lành, bị ngoại lực tác động dẫn đến viêm nhiễm. Hành động của mẹ có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng rốn ở trẻ.

9. Không cấu véo ngực của bé gái

10 bộ phận trên cơ thể trẻ sơ sinh bố mẹ tốt nhất không nên đụng chạm thường xuyên để tránh tổn thương trẻ - Ảnh 9.

Bé gái mới chào đời sẽ có dấu hiệu là tuyến vú sưng phồng, đây là hiện tượng bình thường và một thời gian sau sẽ biến mất. Nếu bố mẹ trêu đùa và cấu véo ngực của bé gái, điều này sẽ khiến trẻ bị đau, thậm chí dẫn đến tình trạng xấu là viêm tuyến vú.

10. Không cấu véo tinh hoàn của bé trai

10 bộ phận trên cơ thể trẻ sơ sinh bố mẹ tốt nhất không nên đụng chạm thường xuyên để tránh tổn thương trẻ - Ảnh 10.

Nhiều cha mẹ thích trêu ghẹo bằng cách búng, hoặc cấu véo tinh hoàn của bé trai. Điều này có thể ảnh hưởng xấu và gây tổn thương nghiêm trọng đến tinh hoàn của bé.

Chăm sóc trẻ đòi hỏi sự tận tâm và cẩn trọng trong mọi hành động. Các bậc cha mẹ không nên đùa quá trớn để tránh những tổn thương không đáng có đối với trẻ nhỏ.

Theo Sohu

Bình luận
Mục tiêu

Nhìn nhận con người toàn diện

Ý chí – Tình cảm – Suy nghĩ

Làm điều đúng vào thời điểm đúng

Tự do trong dạy và học

Giữ gìn bản sắc, văn hoá dân tộc

Đồng hành cùng phụ huynh

DMCA.com Protection Status