Trẻ bị rối loạn giấc ngủ – vì sao?

Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ gây ra triệu chứng: Ngủ không yên, trằn trọc, quấy khóc… Rối loạn giấc ngủ còn biểu hiện bằng thời gian ngủ. Trẻ ngủ ít, vào giấc ngủ khó khăn, đi ngủ rất muộn… Mất ngủ khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn và chậm lớn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến trẻ bị rối loạn giấc ngủ?
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ do những nguyên nhân sau:

1. Nguyên nhân trẻ bị rối loạn giấc ngủ sinh lý

Có 2 dạng giấc ngủ REM – NREM. Giấc ngủ NREM chiếm 75% tổng số thời gian ngủ. Giấc ngủ REM chiếm 25% tổng số thời gian ngủ. Nhưng riêng ở trẻ sơ sinh giấc ngủ REM chiếm tới 50%. Đặc điểm của giấc ngủ này là khi trẻ ngủ các cơ quan trong cơ thể lại tăng hoạt động. Ví dụ tim đập nhanh hơn, thở nhanh hơn, não tăng chuyển hóa hơn… Chỉ cần 1 cử động nhỏ cũng dễ dàng đánh thức bé và sự thức dậy ngắn cũng làm bé tỉnh ngủ hoàn toàn.

Ngoài ra, trong giai đoạn trẻ đang phát triển nhanh có những thời điểm khiến trẻ sơ sinh dễ bị rối loạn giấc ngủ, quấy khóc. Ví dụ như khi trẻ sắp bò, sắp mọc răng, sắp đi, vận động nhiều quá vào ban ngày hoặc ăn ít quá, ăn no quá…

2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ dễ rối loạn giấc ngủ bệnh lý

rối loạn giấc ngủ ở trẻ
Bệnh lý hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em là bệnh còi xương.
  • Bệnh lý hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh đang còn trong giai đoạn bú mẹ là bệnh còi xương.
  • Do trẻ sơ sinh bị thiếu canxi nên dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Vì vậy khi thấy trẻ sơ sinh có biểu hiện chứng rối loạn giấc ngủ. Các bà mẹ nên cho con đi khám bác sĩ. Kiểm tra xem trẻ sơ sinh có bị còi xương hay không để điều trị kịp thời. Vì bệnh còi xương nếu được điều trị sớm thì sẽ không để lại những di chứng cho trẻ sơ sinh sau này. Ví dụ như: đầu bẹp, trán dô, lồng ngực dô, chân cong vòng kiềng chữ O, chữ X, thấp chiều cao…
  • Thiếu một số vi chất dinh dưỡng, đặc biệt thiếu kẽm, magie. Đây là các nguyên nhân gây chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh, kể cả trẻ lớn.
  • Trẻ sơ sinh đang bị mắc một số bệnh nhiễm khuẩn cấp hoặc mạn tính như: viêm họng, viêm amidan. Nhất là viêm VA làm trẻ tịt mũi khó thở cũng gây rối loạn giấc ngủ.
  • Trẻ sơ sinh có các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, não bộ… cũng là nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ. Những trẻ bị mắc các bệnh lý mạn tính như hen phế quản, COPD, đau chướng bụng, đầy hơi. Hoặc bị chứng tăng động, kích thần thần kinh, rối loạn tập trung…

3. Các nguyên nhân khác dẫn đến rối loạn giấc ngủ

trẻ bị rối loạn giấc ngủ
Có thể do trẻ ăn không đủ bị đói cũng gây chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh
  • Do phòng ngủ của trẻ không đủ không khí vì đóng kín cửa, nhiệt độ phòng ngủ nóng quá hoặc lạnh quá, nơi ngủ quá ồn ào, để đèn quá sáng… Trẻ ăn không đủ bị đói cũng gây chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh.
  • Ngủ muộn có thể là một rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do một số trẻ sơ sinh thường chỉ ngủ sâu từ 2 đến 4 giờ sáng và khó thức dậy vào buổi sáng, vì thế mà dậy muộn.
  • Do thiếu ngủ, trẻ sơ sinh sẽ kém hoạt động ở trường, ngủ gật vào ban ngày và mệt mỏi. Để cải thiện, hãy để trẻ dậy sớm, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời buổi sáng và cho trẻ đi ngủ vào một giờ cố định.
  • Do điều kiện vệ sinh kém: tã lót ướt không thay, quần áo và giường chiếu không sạch. Vì điều này sẽ làm trẻ viêm da ngứa ngáy, khó chịu không ngủ được dẫn đến rối loạn giấc ngủ .

4. Cho trẻ sơ sinh ngủ sai cách để giấc ngủ không bị rối loạn

  • Ngủ quá nhiều vào ban ngày (ngủ quá 5 giờ chiều)
  • Giấc ngủ của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài quá nhiều: võng, nôi điện, thậm chí vào bố mẹ. Nếu không có những yếu tố trên trẻ sơ sinh nhất định không ngủ
  • Chỗ ngủ của trẻ sơ sinh cần ấm cúng, ít gió, yên tĩnh. Nếu trẻ ngủ trong môi trường quá ồn ào, quá nhiều ánh sáng . Hoặc phải thay đổi chỗ ngủ thường xuyên sẽ tạo cảm giác không an toàn, khó ngủ
  • Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm làm cách nào để giúp cho trẻ có được giấc ngủ ngon trong bài viết tại đây 

8:30AM – 21.09.2020 Tham vấn: Ths, Bs Nguyễn Hải Hà

Ăn dặm ở trẻ: Thế nào là hợp lý?

1. Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm?

1.1 Giai đoạn ăn dặm của trẻ nên bắt đầu từ 6 tháng tuổi

Giai đoạn ăn dặm trẻ cần ăn bổ sung vì nhu cầu năng lượng tăng.Từ khi bé được 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày. Trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Vì vậy, ăn dặm đúng cách là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này.

Lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (số lượng và đậm độ đặc dần lên). Nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm. Hơn nữa trong giai đoạn này, lượng sắt dự trữ không còn.Trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ được cung cấp từ nguồn sữa mẹ. Do vậy ăn dặm sẽ là nguồn cung cấp đủ lượng sắt cần thiết bù đắp sự thiếu hụt đó. Nếu cơ thể trẻ không có đủ lượng sắt cần thiết trẻ sẽ bị thiếu máu. Khoảng thiếu hụt sắt lớn nhất vào lúc trẻ 6 -12 tháng và nguy cơ thiếu máu lớn nhất cũng ở nhóm tuổi này.

1.2  Vì sao không nên cho trẻ ăn dặm khi chưa được 6 tháng tuổi

Trước 4 tháng tuổi, cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột. Nếu cho bé ăn dặm trước 4 tháng, dễ khiến bé dễ chán sữa mẹ nên bú ít đi. Do đó sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu, quan trọng từ sữa mẹ. Điều này làm bé giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển. Mặt khác, bé dễ bị dị ứng thực phẩm do hệ tiêu hóa khi bé 4 tháng tuổi vẫn chưa hoàn thiện. Và đặc biệt là những bé có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy, bé có nguy cơ cao bị tiêu chảy. Bé sẽ có những rối loạn tiêu hóa vì hệ tiêu hóa non nớt chưa đủ men để xử lý tinh bột và những thức ăn phức tạp khác.

Ngược lại, nếu cho bé ăn dặm muộn sau 6 tháng tuổi, nhiều khả năng trẻ sẽ đứng cân, tăng trưởng chậm. Bởi vì khi này sữa mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển.

2. Ăn dặm đúng cách

Theo kinh nghiệm được đúc kết từ việc chăm sóc sức khỏe trẻ em của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics), ăn dặm đúng cách cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

• Cho trẻ tập ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ.

Hoặc gần giống với sữa công thức để bé quen dần với “những thức ăn mới lạ”. Nên tuân thủ nguyên tắc “ngọt – mặn” khi bắt đầu giai đoạn cho bé ăn dặm. Thông thường thì bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên  vì mùi vị “tương tự” với sữa mẹ. Ăn dặm bằng bột ngọt trước rồi thay thế bằng bột mặn với thành phần dinh dưỡng hơn.

• Nguyên tắc “ít – nhiều”

Cho hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với lượng và thành phần thức ăn. Cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần lên. Ví dụ: đạt ăn 10 gram bột, rau xanh tăng dần đạt 10 gram , thịt 10 gram, dầu ăn đạt 5 ml mỗi bữa.Bên cạnh đó, sẽ đảm bảo sự tiêu hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng, dưỡng chất cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.

• Nguyên tắc “loãng – đặc”

Cần ghi nhớ để quá trình ăn dặm của trẻ luôn được “suôn sẻ”. Đây là nguyên tắc giúp trẻ không bị “phản ứng” khi tiếp xúc với thức ăn lạ. Hệ tiêu hóa của trẻ có thể tiêu hóa được những thức ăn phức tạp hơn.

• Nguyên tắc “tô màu chén bột”

Nghĩa là bột ăn dặm của trẻ cũng đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt.

• Nguyên tắc “không ép trẻ ăn”

Khi trẻ không muốn ăn nữa hoặc tỏ ra phản đối việc ăn dặm. Lúc đó, cha mẹ nên cho trẻ tạm ngưng việc ăn dặm một thời gian 5 – 7 ngày. Sau đó sẽ tiếp tục tập luyện để trẻ không bị căng thẳng trong việc ăn dặm.
Khi bắt đầu ăn dặm, sau lần thử thứ nhất, nếu bé háo hức há miệng và vui vẻ tiếp nhận đồ ăn. Báo hiệu mẹ có thể yên tâm là bé đã sẵn sàng để ăn dặm. Trái lại, nếu bé nhăn nhó, ngoảnh mặt đi hoặc phì thức ăn ra thì bé chưa sẵn sàng. Nếu lần đầu chưa thành công, mẹ hãy kiên trì thử lại. Nói chung, thường phải sau 6-10 lần trẻ mới chấp nhận thức ăn mới. Và khả năng này tăng lên đáng kể sau 12-15 lần thử.

 

10:00 AM 20.09.2020 Tham vấn y khoa,Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh

Hệ tiêu hoá ở trẻ em có đặc điểm như thế nào?

Hệ tiêu hóa của trẻ em bao gồm nhiều cơ quan phối hợp với nhau để chuyển hóa thức ăn/chất lỏng. Khi trẻ ăn và uống, đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của trẻ. Cấu tạo hệ tiêu hóa ở trẻ em có nhiều điểm khác biệt so với người trưởng thành.  Vì vậy, việc nắm bắt những đặc điểm này sẽ giúp bạn quản lý tốt hơn vấn đề tiêu hóa của trẻ.

Hệ tiêu hóa nói chung bao gồm 6 cơ quan chính: miệng, thực quản, dạ dày, ruột, gan và tụy. Thức ăn sẽ bắt đầu đi từ miệng vào đến thực quản. Sau đó đến các cơ quan còn lại để được chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể.

Cấu tạo hệ tiêu hóa ở trẻ em cũng bao gồm các cơ quan trên. Tuy nhiên, khác với người trưởng thành, hệ tiêu hóa ở trẻ em vẫn trong giai đoạn phát triển và có xu hướng nhỏ, hoạt động kém.

1. Miệng/các bộ phận trong khoang miệng
1.1 Khoang miệng và niêm mạc miệng

Khoang miệng của trẻ bú mẹ tương đối nhỏ vì một số tính chất sau:

Xương hàm trên kém phát triển;
Vùng lợi có nhiều nếp nhăn;
Cơ môi và các cơ vùng cơ nhai của bé có xu hướng hoạt động mạnh;
Lưỡi dày, rộng, có nhiều gai lưỡi và nang tân.
Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng đối với động tác bú sữa mẹ: khi trẻ bú, khoang miệng và lưỡi sẽ có tác dụng tương tự như một pít tông để hút sữa nhiều nhất có thể.

Niêm mạc miệng của trẻ em tương đối mỏng và mềm mại, có nhiều mao mạch, tuy nhiên khá khô. Do đó, ở trẻ em rất dễ phát sinh nấm Candida Albicans gâytưa miệng.

Đối với trẻ sơ sinh, dọc theo 2 bên đường giữa vòm miệng, bạn có thể tìm thấy các hạt màu trắng hoặc vàng nhạt, kích thích tương tự như hạt đậu xanh, cứng. Những hạt này gọi là hạch Bonneur, khu vực chứa dịch hoặc các tế bào bong ra ở tuyến niêm dịch. Những hạch này sẽ tự biến mất trong khoảng vài tuần.

1.2 Tuyến nước bọt của trẻ em

Tuyến nước bọt ở trẻ sơ sinh thường trong trạng thái phôi thai trong những tháng đầu đời. Đến khoảng tháng thứ 3 – 4,tuyến nước bọt mới phát triển hoàn toàn. Đây là nguyên nhân gây khô niêm mạc miệng ở trẻ.

Trung bình, nước bọt ở trẻ em thường trung tính hoặc có toan tính nhẹ với pH từ 6 đến 7.8. Đối với người lớn, độ pH trong nước bọt cao hơn: từ 7,4 đến 8. Hoạt tính của các enzyme nhưenzyme Amylase trong nước bọt cũng tăng dần theo độ tuổi.

1.3 Răng của trẻ em hình thành khi nào?

Thông thường, trẻ sơ sinh từ 4 đến 6 tháng tuổi hay xảy ra hiện tượng chảy nước bọt. Hiện tượng này có nguyên nhân từ sự kích thích của mầm răng đến đây thần kinh số V,dẫn đến phản xạ tiết nước bọt tăng cường. Một phần nguyên nhân khác là do trẻ chưa biết cách nuốt nước bọt vào trong.

Trẻ dưới 6 tháng chưa có răng và răng sữa đầu tiên sẽ bắt đầu mọc từ tháng thứ 6 trở lên. Quá trình mọc đầy đủ răng sữa có thể kéo dài đến khi trẻ 24 tháng – 30 tháng (đủ 20 răng sữa).

Khi trẻ bắt đầu 6 tuổi, trẻthay răng sữa: răng sữa sẽ bắt đầu rụng và thay thế bằng răng vĩnh viễn. Toàn bộ quá trình này có thể có độ dài – ngắn khác nhau tùy theo trẻ.

2. Thực quản ở trẻ em

Các đặc điểm của thực quản là một trong những đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em tiêu biểu do cơ quan này có sự thay đổi rõ nét theo từng độ tuổi.

Về đặc điểm chung, thực quản ở trẻ em có các tính chất sau:

  • Thành và niêm mạc thực quản mỏng.
  • Niêm mạc có nhiều mạch máu nhưng ít tổ chức tuyến.
  • Cơ kém phát triển.

Việc xác định rõ chiều dài cũng như đường kính thực quản theo lứa tuổi sẽ giúp ích cho việc chọn ống thông dạ dày phù hợp.

3. Dạ dày – một đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa ở trẻ em không thể bỏ qua

Hình dáng của dạ dày có sự thay đổi dần khi trẻ lớn lên: dạ dày ở trẻ sơ sinh thường có hình tròn. Khi trẻ 1 tuổi, dạ dày sẽ thuôn dài hơn và sau 7 tuổi, dạ dày sẽ có hình dáng tương tự như người trưởng thành.

Ở trẻ sơ sinh từ 0 đến 12 tháng, dạ dày của bé nằm ngang và điều này sẽ kéo dài đến khi trẻ 7 tuổi. Ở độ tuổi này, dạ dày sẽ bắt đầu chuyển sang vị trí đứng tương tự như người lớn.

Hoạt động cơ dạ dày của trẻ nhỏ còn tương đối yếu, đặc biệt là ở cơ thắt tâm vị. Tuy nhiên, vùng cơ thắt môn vị của trẻ lại phát triển tốt và đóng chặt. Sự phối hợp không nhịp nhàng này gây ra tình trạng nôn trớ của trẻ sau khi ăn.

Về dung tích dạ dày:

  • Dạ dày ở trẻ sơ sinh có dung tích từ 30 – 35ml.
  • Dạ dày ở trẻ 3 tháng tuổi: 100ml.
  • Dạ dày ở trẻ 1 tuổi: 250ml.

Dịch vị của trẻ em bao gồm các men là Pepsin, Labferment, Catesin, Lipase giúp trẻ tiêu hóa các chất dinh dưỡng từ bên ngoài.

Thời gian thức ăn lưu ở dạ dày trẻ em phụ thuộc vào tính chất thực phẩm mà trẻ ăn:

  • Sữa mẹ: từ 2 đến 3 tiếng.
  • Sữa bò: từ 3 đến 4 tiếng.
  • Thức ăn nhiều mỡ có thể lưu trong dạ dày khá lâu tùy theo hoạt động dạ dày.

Do đó, các chuyên gia thường khuyên mẹ nên sắp xếp các bữa ăn/cữ sữa của trẻ cách nhau ít nhất 3 tiếng.

4. Ruột của trẻ em có đặc điểm gì ?

Ruột cũng là một đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em khác biệt so với người lớn.

4.1 Độ dài của ruột

Ruột của trẻ thường có chiều dài gấp 6 lần cơ thể. Trong khi đó, ở người lớn, chiều dài của ruột chỉ gấp 4 lần. Đối với những trẻ em bị suy dinh dưỡng – còi xương hoặc bị tiêu chảy kéo dài, ruột sẽ dài ra.

Niêm mạc ruột có nhiều lông và nếp nhăn, nhiều mạch máu. Những tính chất này tạo điều kiện cho quá trình hấp thụ dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và sinh trưởng.

4.2 Hoạt động của các Enzyme trong dịch ruột

Ruột bao gồm hoạt động của nhiều loại enzyme khác nhau như:

Trypsin Enterokinaza và Erepsin: tiêu hóa Protein.
Lipase: chuyển hóa mỡ.
Mantase, Lactase và Invectin: tiêu hóa glucid.

4.3 Hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ em

Hệ lợi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa của trẻ em cũng như đảm bảo sức khỏe tổng thể.

Trong vòng 8 tiếng sau khi sinh, dạ dày và ruột của trẻ em hầu như vô khuẩn. Sau thời gian này, vi khuẩn sẽ bắt đầu xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ thông qua miệng, đường hô hấp và trực tràng. Các vi khuẩn này bao gồm tụ cầu, phế cầu, cầu khuẩn ruột, trực trùng bifidus, trực trùng acidophilus…

Ngày thứ 3, vi khuẩn sẽ có sự phát triển mạnh mẽ. Tùy theo chế độ ăn của trẻ mà lợi khuẩn hoặc hại khuẩn sẽ có mức độ khác nhau:

Trẻ bú sữa mẹ: vi khuẩn Bifidus sẽ chiếm ưu thế, ức chế hoạt động của E.coli.
Trẻ uống sữa công thức: E.Coli phát triển, dẫn đến tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Các lợi khuẩn ở đường ruột còn có tác dụng khác như tổng hợp vitamin K, vitamin B và tăng cường tiêu hóa đạm, chất béo, tinh bột…

5. Tụy ở trẻ em

Tụy ở trẻ em thường có hình dáng và trọng lượng thay đổi theo độ tuổi

   Tụy có 2 chức năng chính:

Chức năng nội tiết: sản xuất Insulin, vận chuyển Glucose từ máu vào tế bào.
Chức năng ngoại tiết: tiết các enzyme như Trypsin, Lipase, Amylase, Maltase… giúp trẻ chuyển hóa các chất dinh dưỡng.

6. Đặc điểm của gan ở trẻ em

Gan của trẻ sơ sinh có kích thước lớn, chiếm đến 4.4% trọng lượng cơ thể. Một số đặc điểm chính sau đây cần chú ý ở gan của trẻ:

Thùy trái của gan trẻ sơ sinh to hơn so với thùy phải. Tuy nhiên, thùy phải có tốc độ phát triển cao hơn, vì vậy khi lớn lên sẽ to hơn so với thùy trái.
Gan của trẻ em dễ bị xê dịch nếu có khối u hoặc có dịch màng phổi.
Tổ chức gan có nhiều mạch máu, còn nhiều hốc và các tế bào phát triển chưa toàn diện.

Chức năng gan hoạt động kém, dễ có kích ứng khi trẻ bị nhiễm trùng, ngộ độc và gan ở trẻ cũng dễ bị thoái hóa mỡ.
Nhìn chung, đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em có nhiều điểm khác biệt so với người trưởng thành. Nắm rõ các đặc điểm này sẽ giúp phụ huynh dễ dàng sắp xếp chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng như phát hiện sớm các vấn đề tiêu hóa bất thường ở trẻ.

Để bảo vệ sức khỏe cho bé toàn diện. Phụ huynh nên cho bé đi khám sức khỏe tổng quát thường xuyên . Để sớm phát hiện ra các vấn đề sức khỏe của bé, từ đó có những phương hướng can thiệp, điều trị sớm.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp cho khách hàng Gói khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em. Bé sẽ được khám toàn diện, từ mắt, răng miệng, huyết áp, cân nặng đến làm các xét nghiệm cần thiết. Và kết hợp với chẩn đoán bằng hình ảnh. Gói khám giúp bạn kiểm tra tổng thể sức khỏe cho bé. Và sàng lọc triệu chứng để sớm phát hiện và điều trị nếu cần.

Để đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

09:00 AM 17.09.2020 Nguồn từ : vinmec.com

Người lớn ơi!! Hãy ngưng vô duyên với trẻ nhé !

Dạo này mình dù ko muốn nhưng lại rất hay gặp phải những người “có lớn mà chẳng có duyên”. Đặc biệt là trong khi nói chuyện, tương tác với trẻ nhỏ. Chả hiểu những người lớn đó thấy gì hay ở việc trêu cho trẻ con sợ chết khiếp, khóc nấc không thành tiếng, hoặc ngơ ngác vì chẳng hiểu nổi dụ ý sâu xa trong những câu đùa vừa kém duyên vừa chẳng văn minh tẹo nào. Rồi đến lúc trẻ tỏ thái độ thì lại lớn tiếng quát là hư, hỗn, láo, ghê gớm… Ơ hay nhỉ, không tôn trọng người khác mà lại mong mình được tôn trọng sao? Mấy người lớn ấy khôn thật!

Một vài trường hợp mà mình hay gặp thuộc các thể loại sau:

  • Xin đồ trẻ

Trẻ đang cầm món đồ gì đó của trẻ, xong người lớn tự dưng đòi xin bằng được. Kiểu: “Daisy ơi, cho bác xin cái kẹo/con búp bê… này đi”. Ơ hay nhỉ? Bạn mới mua cái iphone mới ra, tiết kiệm cả năm trời, xong có người xin bạn có cho không? Đối với trẻ con mà nói, con gấu bông yêu thích hay cái kẹo mút mãi mới xin được bố mẹ cho, còn quý hơn vàng. Tự dưng ở đâu ra xin, trẻ không cho lại bĩu môi kêu nó ki bo, thần giữ của các kiểu. Một phiên bản khác giật đồ trên tay trẻ rồi bắt trẻ lạy lục xin lại bằng được. Ơ hay nhỉ?

  • Ép trẻ chào hỏi

Chả thân chả quen, tuần gặp trẻ chưa được 1 lần, mà nhìn thấy mặt từ xa đã véo von “Daisy chào bác chưa nhỉ?”.Trẻ con nó còn đang mắt tròn mắt dẹt chưa nhớ nổi ai với ai. Khẽ nhíu mày suy nghĩ hoặc bẽn lẽn nép vào sau bố mẹ thì người lớn kia tuôn luôn 1 tràng “Ơ không chào bác à, 5 tuổi mà chưa biết chào à, ở nhà không ai dạy chào à…”. Sao không chủ động chào trẻ trước để tạo thiện cảm, gần gũi, cũng là phép lịch sự đấy chứ. Trẻ con cứ ko chào trước, bất kể thân quen, lớn bé, thì đều là hư, hỗn lão hết sao? Ơ hay nhỉ?

  • Đùa bằng những nội dung nhạy cảm

Hỏi hoặc đùa những nội dung nhạy cảm, hoặc những nội dung 100% trẻ chả hiểu gì. Ví dụ phổ biến nhất lại đến từ các vấn đề riêng tư của bố, mẹ, gia đình của trẻ. Hoặc xui trẻ hôn môi bạn nọ bạn kia, hoặc dạy trẻ mấy câu nói tục. Lúc trẻ ngây thơ làm theo thì đám người lớn hô hố nói cười, vui vẻ đắc chí lắm.

  • Nhận xét cơ thể trẻ

Người lớn chúng ta rất hạn chế chê bai cơ thể của nhau. Nhưng lại chả ngần ngại nhận xét và chê bai cơ thể của trẻ nhỏ.

Phổ biến nhất là “Ôi cháu xinh thế, lớn lên tha hồ làm người mẫu/hoa hậu, tha hồ nhiều anh theo nhé”. Nhiều bố mẹ khi thấy người khác nói với con những câu ntn thường thấy mát lòng mát dạ lắm. Cá nhân mình cho đây là một câu khen siêu vô duyên và không văn minh. Nó sẽ vô tình khiến trẻ lầm tưởng về ngoại hình của mình, cũng như mục tiêu cuộc sống. Hoá ra chỉ là để làm người mẫu/hoa hậu, hoặc “nhiều anh theo” thôi ấy hả? Trẻ sẽ lầm hiểu rằng việc có ngoại hình cũng là 1 dạng tài năng. Hix.

Ngược lại có những người lớn thản nhiên chê bai “Ôi béo thế, ôi gầy thế, tóc này xí thế, nhìn buồn cười thế”… Cứ tưởng là đùa vui nhưng trẻ con sẽ tin 100% là thật và rồi sẽ âm thầm mặc cảm về bản thân suốt những ngày tiếp theo…

  • Đùa quá trớn

Doạ ma đến nỗi trẻ sợ tím tái mặt mày, khóc thét lên, hoặc ám ảnh mái sau này. Hay cù léc quá đà đến nỗi trẻ đau quặn, cười không nổi mà chỉ khóc không thành tiếng… Doạ cho trẻ khóc được có vẻ là 1 chiến tích lớn lắm, nên đám người lớn lại càng cười to đắc chí.

  • Phân biệt giới tính

Vô tư vạch quần bé trai để “xem chim”, sờ chim, thậm chí lấy ngón tay búng chim của trẻ. Cái này có vẻ khá phổ biến ở các vùng nông thôn nơi mà quan niệm trọng nam khinh nữ, phải có cháu đít tôn nối dõi tông đường…vẫn còn rất nặng nề.

Ngoài ra là những người lớn chẳng suy nghĩ gì cứ nói thẳng vào mặt bé gái những nội dung kiểu như con gái đẻ lắm chả có tích sự gì, lớn lên lại tót đi lấy chồng. Hoặc bố mẹ chả nhờ vả được gì đâu, phải phấn đấu đẻ lấy đứa con trai… Thử tưởng tượng xem, trẻ nhỏ sẽ lớn lên ra sao với suy nghĩ rằng mình vô dụng, mình bỏ đi, mình chẳng có chút ý nghĩa hay giá trị gì trong mắt cha mẹ, gia đình?

  • Chia rẽ tình cảm trẻ

Một cách hành xử kém duyên nữa và để lại những hậu quả có thật, vô cùng thương tâm. Đó là câu nói “MẸ SẮP CÓ EM BÉ RỒI, CHÁU SẮP BỊ RA RÌA”. Thay vì trò chuyện với trẻ về sự háo hức, vui sướng khi gia đình sắp có thành viên mới. Những câu nói như thế này sẽ khiến trẻ bị ám ảnh và suy nghĩ rất nhiều. Người lớn chỉ nói một câu ĐÙA CHO VUI MIỆNG. Nhưng tâm hồn non nớt của trẻ làm sao có thể phân biệt được đâu là thật, là đùa? Đã có không biết bao nhiêu câu chuyện thương tâm chị ném em qua cửa sổ, bịt gối lên mặt em đến mức tử vong vì ngạt thở… Chỉ vì suy nghĩ ám ảnh trong đầu trẻ về việc bị RA RÌA!!!!!

Túm lại, nếu bạn không có kinh nghiệm nói chuyện hay tương tác với trẻ, tốt nhất là nên hỏi thăm vui vẻ những câu hỏi thông thường. Không động chạm đến quyền riêng tư hay thông tin cá nhân của trẻ. Hoặc an toàn nhất là chẳng cần nói gì, chỉ cần cười tươi thôi.

Trẻ nhỏ không phải là đối tượng để mang ra trêu đùa bỡn cợt, và không đáng bị như thế!

Người lớn ạ, hãy ngưng vô duyên nhé!

( 03/09/2020 15:00 PM Nguồn: Afamily)
________
? Share ngay nếu bạn từng thấy người lớn vô duyên

Trẻ ngủ ngáy: khi nào thì đáng lo ? P.2

Ngủ ngáy ở trẻ có thể dẫn đến nguy cơ rối loạn thở khi ngủ và ngừng thở khi ngủ. Có thể dẫn đến nhiều tác hại cho trẻ ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất, tinh thần lẫn trí tuệ của trẻ.

1. Nguyên nhân gây tình trạng ngủ ngáy

Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng ngủ ngáy như:
• Viêm amidan, viêm VA
• Hạch to vùng họng, nhiễm trùng đường hô hấp trên
• Nghẹt mũi do viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng, cảm cúm
• Dị dạng lệch vách ngăn, polyp mũi
• Trẻ thừa cân, trẻ sống trong nhà có người hút thuốc lá
• Khác thường trên khuôn mặt như sức vòm miệng, cằm ngắn.
• Trẻ nhỏ đường thở hẹp có thể gây ngủ ngáy sinh lý

2. Khi nào ngủ ngáy ở trẻ đáng lo?

Trẻ từ 3-10 tuổi mà vẫn thấy ngủ ngáy, tiếng ngáy to. Ngáy khi ngủ hơn 3 ngày trong tuần hoặc xảy ra tình trạng ngưng thở khi ngủ thì được là ngủ ngáy bệnh lý

2.1 Nhận biết tình trạng ngủ ngáy sinh lý và ngủ ngáy bệnh lý
Ngủ ngáy chia thành ngủ ngáy sinh lý và ngủ ngáy bệnh lý. Có hai trường hợp: Ngủ ngáy sinh lý và ngủ ngáy bệnh lý. Ngủ ngáy sinh lý là tình trạng bình thường không đáng lo. Tuy nhiên nếu ngủ ngáy bệnh lý thì cần phải tìm nguyên nhân và điều trị.
• Ngủ ngáy sinh lý: Là tình trạng bình thường của trẻ. Nguyên nhân thường do gỉ mũi , khoang mũi và đường thở của bé khi mới sinh còn nhỏ, hẹp dẫn đến sự ma sát không khí gây ra ngủ ngáy. Khi trẻ càng lớn khoang mũi rộng ra thì hiện tượng ngủ ngáy sẽ mất đi
• Ngủ ngáy bệnh lý: Thông thường trẻ càng lớn càng ít bị ngủ ngáy và âm thanh nhỏ dần. Nếu trường hợp trẻ từ 3-10 tuổi mà vẫn thấy ngủ ngáy, tiếng ngáy to. Ngáy khi ngủ hơn 3 ngày trong tuần hoặc xảy ra tình trạng ngưng thở khi ngủ thì được coi là ngủ ngáy bệnh lý.

2.2 Ảnh hưởng của ngủ ngáy bệnh lý

Trường hợp ngủ ngáy bệnh lý thường có kèm theo rối loạn thở khi ngủ hay ngừng thở khi ngủ ở trẻ. Chứng rối loạn thở khi ngủ (SDB) là chỉ tình trạng khó thở trong suốt thời gian ngủ, còn ngưng thở khi ngủ (OSA) là tình trạng lặp đi lặp lại sực tắc nghẽn một phần hay toàn phần đường thở.
Khi hơi thở bị gián đoạn trong lúc ngủ cơ thể ngay lập tức nhận ra điều này như một hiện tượng nghẹn thở gây huyết áp tăng. Nồng độ oxy trong máu giảm, não bị kích thích và tỉnh giấc ngủ.

Rối loạn thở khi ngủ và ngưng thở khi ngủ có thể gây những ảnh hưởng tới trẻ như:
• Trẻ ngủ không đủ giấc nên thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày, ủ rũ dẫn đến kém tập trung khi ngủ, giảm khả năng học tập và làm việc.
• Đái dầm: Rối loạn thở khi ngủ làm tăng sản xuất nước tiểu vào ban đêm, có thể dẫn đến đái dầm ở trẻ.
• Tăng trưởng: Giảm sản xuất hormone tăng trưởng, dẫn đến trẻ chậm phát triển cơ thể, tăng trưởng chậm.
• Béo phì: Do SDB có thể làm tăng việc đề kháng với insulin hay do mệt mỏi nên trẻ giảm hoạt động thể chất dẫn đến tình trạng béo phì.
• Bệnh lý tim mạch: Tăng nguy cơ bệnh tăng huyết áp, các rối loạn tim mạch khác và bệnh lý ở phổi.
• Giảm phát triển trí tuệ: Thường xuyên thiếu cung cấp oxy cho máu cũng như cho não dẫn đến giảm khả năng học tập sự chú ý.
• Xã hội: Ảnh hưởng tới giấc ngủ của các trẻ khác khi ngủ cùng.

2.3 Các triệu chứng cần lưu ý

Khi các bậc cha mẹ thấy trẻ ngủ ngáy mà có những biểu hiện sau cần chú ý nên đến gặp các bác sĩ để được khám và tư vấn:
• Trẻ ngáy to thường xuyên, thở hổn hển, khụt khịt hít mạnh.
• Trẻ đái dầm mà không giải thích được nguyên nhân.
• Trẻ có những thay đổi về tâm lý và hành vi như tâm trạng trẻ bất ổn, dễ kích động, cáu gắt, hay buồn ngủ vào ban ngày, kết quả học tập giảm sút.

3. Cách điều trị ngủ ngáy ở trẻ

Nguyên nhân chủ yếu của việc ngủ ngáy là do viêm VA, viêm amidan dẫn đến phì đại VA và amidan gây cản trở đường thở. Việc điều trị thường được cân nhắc nạo VA hay cắt amidan.
Điều trị các bệnh viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp trên cho trẻ.
Các biện pháp khắc phục ngủ ngáy ở trẻ:
• Giảm cân cho trẻ có tình trạng thừa cân, béo phì.
• Cho trẻ tránh xa khói thuốc lá
• Sử dụng máy tạo ẩm để làm tăng độ ẩm trong phòng giúp bé dễ thở hơn khi ngủ.
• Nhỏ nước muối sinh lý cho bé trước khi đi ngủ.
• Tập cho trẻ ngủ nghiêng thay vì nằm ngửa.
• Dọn dẹp phòng các vật dụng như chăn ga gối thường xuyên, tránh tác nhân gây dị ứng cho bé
Khi thấy trẻ ngủ ngáy mà kèm theo các dấu hiệu bất thường cần đến các cơ sở y tế để khám để đưa ra phương pháp điều trị.

Dị ứng thức ăn ở trẻ, ba mẹ cần Làm gi?

Dị ứng thức ăn là phản ứng của cơ thể đối với một số chất có trong thức ăn. Theo thuật ngữ chuyên môn, các chất này được gọi là dị nguyên.

Dị ứng thức ăn có tỷ lệ cao ở trẻ em, đăc biệt ở trẻ dưới 3 tuổi. Giai đoạn này, hệ miễn dịch và đường ruột của trẻ còn non yếu, tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa cao. Nếu tiếp xúc với những thức ăn có tính dị nguyên cao thì dễ phát triển thành dị ứng. Những dị nguyên thường hay gặp nhất là trứng, sữa bò, sữa đậu nành, các loại hạt và hải thủy sản

Nguyên nhân trẻ bị dị ứng thức ăn

Thành phần chủ đạo gây ra dị ứng thức ăn ở trẻ em là các chất protein trong thực phẩm. Đây là những protein không dễ bị phân huỷ bởi các men phân cắt protein như protease. Chúng cũng không dễ dàng bị biến tính bởi nhiệt độ. Vì thế mà các protein này cứ thế lọt nguyên xi qua lớp màng nhầy hệ tiêu hoá, vào tế bào ruột thậm chí là vào máu. Sự đi vào toàn vẹn này gây ra một đáp ứng với vật “lạ” của hệ miễn dịch.

Các phân tử protein thực phẩm này kết hợp với các IgE trong dịch tiết, trong máu. Sau đó chúng lại tiếp tục được gắn với các dưỡng bào, những tế bào có rất nhiều điểm tiếp nhận với IgE. Sự kết hợp mang tính đồng loạt, mạnh mẽ này đã làm vỡ một số lượng lớn những tế bào dưỡng bào. Giải phóng ra một nồng độ cao các chất trung gian hoá học, đặc biệt là các histamin. Những chất trung gian này bắt đầu gây ra những biến đổi cơ thể. Là cơ sở của bệnh dị ứng: giãn mạch khiến sung huyết, phù nề, tiết dịch, nổi mẩn, nổi ban; co thắt cơ trơn khiến đau bụng, buồn nôn, khó thở; kích thích khiến gây ngứa dữ dội mà gãi không thể hết.

Các biểu hiện của dị ứng thức ăn

Dị ứng có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau ăn. Các triệu chứng có thể gặp là: sưng, ngứa họng, miệng, đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, nổi ban đỏ, ngứa trên da. Nặng hơn là khó thở, huyết áp giảm, thậm chí tử vong…

Dị ứng thức ăn ở trẻ

Một số trẻ xuất hiện các triệu chứng muộn (vài ngày sau khi ăn thức ăn chứa dị nguyên) gồm viêm da, hen, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho dai dẳng, chảy nước mũi, táo bón, ra mồ hôi, biếng ăn, giảm tập trung và ngủ kém.

Mức độ nặng của bệnh phụ thuộc vào thời gian xuất hiện phản ứng sau khi ăn, lượng thức ăn mà trẻ đã tiêu thụ và cơ địa của trẻ.

Tuy nhiên, nên phân biệt dị ứng thức ăn với triệu chứng bất dung nạp thức ăn. Ví dụ như bất dung nạp lactose (sữa và các chế phẩm làm từ sữa). Do thiếu lactose là một loại enzym giúp tiêu hóa đường lactose trong sữa. Khi ăn sữa bò, trẻ sẽ có các triệu chứng như nôn, buồn nôn, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, thậm chí có thể nổi ban trên da. Tuy nhiên, hệ miễn dịch không tham gia vào cơ chế của các triệu chứng trên nên chúng ta không gọi đó là dị ứng. Một số nước kém phát triển, người dân ít tiêu thụ các chế phẩm chứa đường lactose. Tuyến tiết enzym lactose bị teo, gây ra hiện tượng bất dung nạp lactose mắc phải.

Các thức ăn hay gây dị ứng là lạc, hạnh nhân, cá, hải sản, trứng (đặc biệt lòng trắng trứng), sữa… Nên nhớ rằng, hệ thống miễn dịch của trẻ cần có thời gian để hình thành phản ứng miễn dịch với dị nguyên có trong thức ăn. Chính vì thế dị ứng thức ăn ít khi xảy ra khi lần đầu tiếp xúc với loại thức ăn đó.

Tần suất xuất hiện dị ứng thức ăn?

Theo thống kê các nghiên cứu gần đây có đến 40% trẻ nhỏ có nguy cơ dị ứng thức ăn. Tỷ lệ này giảm dần theo tuổi và phụ thuôc vào sự thay đổi môi trường, thói quen ăn uống và cách sống của từng cộng đồng, cá thể.

Những trẻ nào dễ bị dị ứng?


Tỷ lệ di ứng ngày càng gia tăng trên thế giới đặc biệt ở trẻ nhỏ. Dựa vào tiền sử bệnh dị ứng của bố mẹ, chúng ta có thể xác đinh được nguy cơ dị ứng của đứa trẻ ngay khi còn nằm trong bụng mẹ. Ví dụ: Nếu Cả hai bố mẹ cùng mắc các bệnh dị ứng thì 50-80% con nguy cơ mắc. Nếu một trong hai bố mẹ bị dị ứng thì khoảng 20-40% con có nguy cơ bị dị ứng. Ngay cả khi bố và mẹ không bị dị ứng vẫn có 5-15 % trẻ nguy cơ mắc bệnh dị ứng.

Vậy những trẻ nào cần phải chú ý đề phòng dị ứng? Đó là những trẻ sinh ra trong các gia đình có cả bố và mẹ bị dị ứng hoặc một trong hai bố mẹ bị dị ứng. Đây được gọi là nhóm trẻ có nguy cơ cao.

Điều trị dị ứng như thế nào?

Nguyên tắc điều trị dị ứng là phát hiện ra các dị nguyên nào là nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với chúng. Nhiều khi phải thay đổi thói quen ăn uống và cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thức ăn cho trẻ.

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm nên bắt đầu với các thức ăn ít dị ứng như gạo và các loại củ. Tránh cho trẻ dùng các loại thức ăn chế biến theo lối công nghiệp. Bao gồm: thịt lợn xông khói, thịt lợn muối, các chất nhuộm màu, gia vị nhân tạo.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa dị ứng khi bạn nghi ngờ con mình dị ứng với một loại thức ăn nào đó. Các bác sĩ sẽ thăm khám, hỏi bệnh. Để  chắc chắn thức ăn mà trẻ bị dị ứng bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm chuyên khoa. Ví dụ: xét nghiệm trên da của trẻ hoặc làm xét nghiệm máu. Tuy nhiên, tính chính xác của xét nghiệm này chưa cao. Vì thế, bạn không thể chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm để quyết định chế độ ăn cho trẻ. Một số xét nghiệm có độ chính xác cao hơn nhưng độ an toàn thấp hơn như test kích thích với chính loại thức ăn nghi ngờ. Nên thực hiện xét nghiệm này khi có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa dị ứng.

Khi biết trẻ dị ứng với một loại thức ăn nào đó, nên loại bỏ nó ra khỏi thực đơn của trẻ. Không nên chế biến hoặc đựng thức ăn của trẻ trong các âu bát có dính các thức ăn mà trẻ dị ứng.
Tuy nhiên, dị ứng thức ăn không kéo dài suốt cả đời, chính vì thế bạn không cần bắt trẻ kiêng khem kéo dài một loại thực phẩm nào cả. Sau một thời gian, bạn có thể cho trẻ ăn lại thức ăn đó (ngoại trừ những món gây phản ứng dị ứng cấp tính như sốc phản vệ).

Khi dị ứng thức ăn đã được khẳng định, việc điều trị cần phải được tiến hành ngay khi có thể với hai biện pháp chủ yếu:
1 . Loại trừ những thực phẩm gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn của trẻ.
2. Sử dụng các thuốc điều trị thích hợp cho tình trạng dị ứng .

Loại trừ khỏi chế độ ăn của trẻ các thức ăn gây dị ứng là biện pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Nhằm giảm bớt mức độ và ngăn ngừa sự tái xuất hiện của các phản ứng dị ứng.

Một số thức ăn có mẫn cảm chéo với các thức ăn gây dị ứng cũng cần được loại trừ khỏi bữa ăn của trẻ. Như sữa dê với sữa bò, thịt bò (thịt bê) với thịt cừu thường mẫn cảm chéo với nhau trong 50-90% trường hợp. Giữa các loại cá, các loại đậu cũng thường có mẫn cảm chéo với nhau. Trong những trường hợp dị ứng nhẹ, việc giảm bớt các thức ăn gây dị ứng trong chế độ ăn cũng có thể đủ để giảm thiểu các triệu chứng dị ứng, không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn những thức ăn này. Tuy nhiên tốt nhất vẫn là loại bỏ hoàn toàn những thức ăn này.

Với những trẻ em bị dị ứng với sữa. Các bà mẹ cần lưu ý đọc kỹ thành phần của các loại sữa bột hoặc bột dinh dưỡng trước khi sử dụng cho con. Những trẻ bị dị ứng với sữa bò thường có thể sử dụng các loại sữa bột hoặc bột dinh dưỡng được sản xuất từ bột đậu nành một cách an toàn. Nếu trẻ dị ứng với cả sữa bò và bột đậu nành. Các bà mẹ nên tìm các loại sữa bột với thành phần dinh dưỡng đã được thủy phân (hydrolyzed formula).

Một số trường hợp dị ứng thức ăn ở trẻ em, đặc biệt là những trường hợp dị ứng xuất hiện sớm. Trẻ thường giảm và mất dần tình trạng mẫn cảm với thức ăn sau một thời gian do sự dung nạp miễn dịch của cơ thể. Trong những trường hợp này, khi trẻ đã lớn có thể thử dùng lại các thức ăn đã từng gây dị ứng một cách thận trọng.

Lưu ý là những trường hợp dị ứng thức ăn xuất hiện muộn hoặc dị ứng với một số loại thức ăn như lạc, tôm, cá. Tình trạng dung nạp miễn dịch này thường không xảy ra. Không nên thử dùng lại các thức ăn đã từng gây dị ứng trong những trường hợp này. Tương tự, những trẻ đã từng bị sốc phản vệ do thức ăn cũng không nên thử dùng lại các thức ăn đó.

Việc loại trừ một số thức ăn khỏi chế độ ăn của trẻ có thể dẫn đến sự mất cân đối của những chế độ ăn này và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó tốt nhất các bà mẹ nên tham khảo ý kiến của các nhà dinh dưỡng học để tìm được một chế độ ăn thích hợp cho con mình. Việc bổ sung các vitamin và muối khoáng có thể là cần thiết .

Sử dụng các thuốc chống dị ứng trong điều trị dị ứng thức ăn nhằm giảm bớt triệu chứng hoặc ngăn ngừa sự xuất hiện của các triệu chứng này khi trẻ bị dị ứng với nhiều loại thức ăn hoặc khi không thể tránh được thức ăn gây dị ứng. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc phải do bác sĩ chuyên khoa Nhi hay Da liễu chỉ định và theo dõi chặt chẽ.

Di ứng thức ăn có thể phòng tránh đươc không?

Chúng ta không nên chờ khi con mình xuất hiện các triệu chứng dị ứng rồi mới phòng tránh. Những trẻ bị dị ứng thức ăn khi nhỏ sẽ có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh dị ứng khác trong suốt cuộc đời như viêm mũi dị ứng, chàm hoặc hen phế quản. Các nhà khoa học gọi đó là “tiến trình dị ứng”. Vì vậy, dựa vào tiền sử gia đình để xác định nguy cơ dị ứng cho trẻ ngay từ khi mang thai là cần thiết. Nếu xác định trẻ có nguy cơ cao. Nên sử dụng các phương pháp phòng ngừa dị ứng sớm qua chế độ ăn:

• Bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng. Loại bỏ các dị nguyên thức ăn trong chế độ ăn của mẹ.

• Trường hợp không có sữa mẹ cần tránh sử dụng sữa bò. Nên sử dụng các công thức sữa giảm tính dị ứng với đạm thủy phân một phần.

• Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Khi trẻ ăn dặm nên làm quen với các loại thức ăn từ từ. Ăn 1 loại thức ăn mới mỗi tuần để theo dõi và tránh các loại thức ăn dễ gây dị ứng như: lòng trắng trứng, lạc, hải sản (tôm, cua, sò điệp khô và tươi). Những thức ăn này nên tập cho trẻ ăn sau 12 tháng tuổi.

 


04.08.2020 14h:00 Ths. Bs. Lê Thị Hải – Viện Dinh dưỡng

Con trẻ thật sự cần gì ở cha mẹ?

 


Tới những ngày lễ, ngày nghỉ, không ít cha mẹ dành thời gian tìm mua những món đồ chơi mà con mình thích.Hay đưa con đi ăn những món ăn ngon, và có thể lên kế hoạch cho một chuyến đi chơi… Tất cả những điều đó đều là tuyệt vời. Nhưng chúng chỉ có thể mang lại sự thoả mãn và vui vẻ trong chốc lát. Sau đó cả con trẻ và cha mẹ đều quay lại cuộc sống thường ngày…! — Vậy điều gì mới là điều mà con trẻ thực sự cần ở cha mẹ?
1. Yêu thương ‘vô điều kiện’
Cha mẹ nào cũng yêu thương con. Nhưng kèm theo đó thường là những mong đợi như: Con cần phải ngoan, biết vâng lời, học giỏi, thành đạt..v.v. Nếu vì một lý do nào đó mà con trẻ không thực sự làm được như vậy. Thì thái độ của chúng ta lập tức có sự thay đổi. Mấy cha mẹ vẫn có thể bình thản khi con mình vô tình làm rơi vỡ hay làm hỏng một đồ vật quý trong nhà. Cha mẹ có thể nhẹ nhàng khi biết tin hôm nay trả bài kiểm tra con bị điểm kém. vẫn có thể bình tĩnh để tìm hiểu lý do tại sao con lại nói dối, lại trốn học..?!
Con trẻ thường rất nhạy cảm với thái độ của người lớn. Khi chúng phạm lỗi hoặc không làm được điều gì đó như người lớn mong đợi. Và khi đó chúng sẽ hiểu rằng tình thương yêu của cha mẹ với chúng là có điều kiện. Cha mẹ yêu thương con là vì những mong muốn của cha mẹ được thoả mãn. Những mong muốn đó được đáp ứng chứ không phải là vì con chính là con. Không ít cha mẹ lấy lý do vì thương con, vì muốn lo cho con. Nên bố mẹ đã áp đặt quan điểm, suy nghĩ của mình với con. Bên cạnh đó can thiệp rất sâu vào những sự lựa chọn của con trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ (ăn gì, mặc gì…), tới những việc lớn hơn như học trường nào, ngành nào, chọn công việc gì… Họ tưởng rằng đó là đang giúp con, nhưng kỳ thực họ đang làm mất đi khả năng suy nghĩ độc lập, khả năng chịu trách nhiệm với bản thân và cơ hội vấp váp trưởng thành của con..!!
Có người nói rằng có hai thứ cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thức gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả.
Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.
Do vậy, là người làm cha làm mẹ hãy yêu thương con một cách vô điều kiện và luôn chấp nhận chúng như chúng vốn có..!!

2. Làm gương

Gia đình, cụ thể là cha mẹ đóng vai trò quyết định trong việc giáo dục con trẻ nên người. Để giúp một đứa trẻ có kiến thức hay kỹ năng thì có thể dựa vào nhà trường cùng với giáo trình và các khoá học khác nhau. Tuy nhiên ‘học làm người’ thì lại không có giáo trình được in sẵn mà giáo trình đầu tiên chính là cha mẹ.
Cha mẹ có thể không phải và không nhất thiết là những người có nhiều bằng cấp, có vị trí xã hội cao hay giàu có. Nhưng cha mẹ nào cũng có thể và cần phải là tấm gương tốt (thân giáo) cho con về những nguyên tắc và các giá trị đạo đức mà mình coi trọng như sự trung thực, hướng thiện và cách đới nhân xử thế với những người xung quanh hay trong công việc. Người xưa vẫn dạy ‘tu thân’ trước rồi mới ‘tề gia’ được là vậy! Muốn con nên người thì trước hết bản thân cha mẹ phải không ngừng tu tâm dưỡng tính và hoàn thiện bản thân mình.

Muốn con nên người thì bản thân cha mẹ phải không ngừng tu tâm dưỡng tính và hoàn thiện bản thân mình

3. Tổ ấm
Một trong những nghịch lý cuộc sống thời hiện đại là chúng ta đang có nhiều hơn những căn nhà đẹp. Nhưng dường như lại có ít hơn những ‘tổ ấm’, là nơi thực sự cần thiết cho con trẻ được nuôi dưỡng và phát triển tính cách một cách tốt nhất.
‘Tổ ấm’ là kết quả từ một quá trình mà ở đó đòi hỏi có sự nỗ lực và đóng góp chung của các thành viên trong gia đình. ‘Tổ ấm’ sẽ không phải là khó đạt được nếu những người làm cha làm mẹ cùng biết nghĩ cho người khác nhiều hơn, và quan trọng nhất là họ cùng biết lấy chữ ‘Nhẫn’ và sự bao dung để hoá giải những sự khác biệt hay mâu thuẫn xảy ra trong cuộc sống.
Hãy xem con như một người bạn, thường xuyên trò chuyện để hiểu tâm ý của con, hướng cho con theo con đường đúng đắn. Như vậy, con sẽ có đủ bản lĩnh để tự đối mặt với biển lớn cuộc đời. Nếu con cái quyết định sai lầm thì hãy nâng đỡ, khuyên nhủ, động viên chúng. Khi cha mẹ thực sự tin tưởng, tôn trọng con cái, con cái sẽ hiểu được tấm lòng thành của cha mẹ.

 


25.07.2020 By: Nguyễn Duy Cương

Tay trái và những điều ba mẹ cần lưu ý

TAY TRÁI VÀ NHỮNG ĐIỀU BA MẸ CẦN LƯU Ý

Nuôi dạy một đứa trẻ thuận tay trái có thể là một thách thức đối với những ông bố, bà mẹ thuận tay phải. Tuy nhiên, với sự yêu thương và giúp đỡ từ bố mẹ, thầy cô thì những đứa trẻ thuận tay trái vẫn có thể thành công như bao đứa trẻ khác.

Theo thời gian, bé cưng của bạn bắt đầu lớn dần lên, đi cùng với đó là rất nhiều vấn đề phát sinh mà bạn sẽ gặp phải trong quá trình nuôi dạy trẻ. Bé cưng nhà bạn là người thuận tay trái? Nếu đúng như vậy, chắc chắn bạn sẽ có rất nhiều thắc mắc về việc nuôi dạy con đấy.

Khi nào bạn biết được con mình thuận tay trái hay tay phải?

Theo thống kê, cứ 10 trẻ được sinh ra thì đã có đến 9 trẻ thuận tay phải. Trẻ thuận tay trái là một hiện tượng rất bình thường. Trên thế giới, số người thuận tay trái ít hơn số người thuận tay phải nên người ta lo sợ đó là bệnh lý cần phải chữa trị.
Trẻ sẽ bắt đầu sử dụng đôi tay của mình trong khoảng độ tuổi từ 7 – 9 tháng. Thời điểm mà trẻ hiểu rõ về sự tồn tại của hai bàn tay. Tuy nhiên, lúc này trẻ có xu hướng dùng cả hai tay, do đó bạn sẽ rất khó để biết được trẻ thuận tay trái hay tay phải. Cho đến khi trẻ được khoảng 2 tuổi, thì trẻ mới nhận ra được mình thích sử dụng tay nào hơn.

Bạn có thể biết được trẻ thuận tay nào sớm hơn bằng cách tạo ra một số hoạt động như lăn một quả bóng về phía trẻ và xem trẻ sẽ dùng tay nào để nhặt quả bóng lên. Điều này có thể cung cấp cho bạn một vài gợi ý để xác định trẻ là người thuận tay trái hay tay phải.

Yếu tố nào quyết định trẻ thuận tay trái hay tay phải ?

Thuận tay trái hay tay phải có thể được quyết định bởi các yếu tố di truyền, sự phát triển của em bé khi còn trong bụng mẹ và một số đặc điểm khác.

1. Yếu tố di truyền

Di truyền được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định xem trẻ thuận tay trái hay tay phải. Theo các nhà khoa học, sự hiện diện của gen LRRTM1 được thừa hưởng từ người cha có thể là nguyên nhân khiến trẻ thuận tay trái.

2. Giới tính

Theo thống kê, số lượng nam giới thuận tay trái cao hơn nữ giới. Vì vậy, một số bác sĩ đã dựa vào điều này để đưa ra giả thiết rằng sự hiện diện của hormone testosterone có thể có một vai trò nào đó trong việc quyết định một người thuận tay trái hay tay phải.

3. Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ

Phần lớn sự phát triển của bé diễn ra khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Do đó, giai đoạn này có thể là một yếu tố để quyết định xem trẻ thuận tay trái hay tay phải. Có thể là do khi còn nằm trong bụng mẹ, bé đã tiếp xúc quá nhiều với một loại hormone nào đó so với các hormone khác và điều này khiến trẻ trở thành một người thuận tay trái.

4. Học từ cha mẹ

Nhiều người cho rằng trẻ sẽ quan sát xem cha mẹ của mình thường sử dụng tay nào và học theo điều đó. Thực tế, trẻ nhỏ có thể học được rất nhiều điều bằng cách quan sát và bắt chước hành vi của người lớn, tuy nhiên lý thuyết này không đúng khi áp dụng cho các trường hợp cha mẹ thuận tay phải nhưng con lại thuận tay trái.


5. Trẻ có các vấn đề về não bộ

Giả thuyết này vẫn chưa có căn cứ để chứng minh. Thế nhưng, cho đến bây giờ, nhiều người cho rằng việc trẻ thuận tay trái là do trẻ bị các vấn đề liên quan đến phát triển trí não hoặc là do não bị tổn thương.

Lợi ích của việc thuận tay trái

Vì số người thuận tay phải nhiều hơn nên đa số những sản phẩm xã hội và các quy luật trong cuộc sống đều phục vụ cho người thuận tay phải. Chính vì vậy, những người thuận tay trái sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, việc thuận tay trái cũng đem đến cho trẻ một số lợi ích nhất định:

1. Có khả năng tư duy, sáng tạo cao

Về mặt sinh học, việc một người thuận tay nào sẽ cho thấy người đó sử dụng bán cầu não nào nhiều hơn. Bán cầu não trái chịu trách nhiệm tư duy logic, phân tích… phụ trách nửa người bên phải. Bán cầu não phải chịu trách nhiệm cảm xúc, nhận thức nghệ thuật, sáng tạo… phụ trách nửa người bên trái. Vì thế, nếu trẻ thuận tay trái thì trẻ sẽ sử dụng bán cầu não phải nhiều hơn. Do đó trẻ sẽ phát triển cảm xúc và trí tưởng tượng mạnh mẽ nhiều hơn những đứa trẻ khác. Đây sẽ là một lợi thế rất lớn của những đứa trẻ thuận tay trái.

2. Khả năng làm nhiều công việc cùng lúc

Trẻ thuận tay trái phải học mọi thứ theo một cách khác từ khi còn nhỏ. Điều này khiến cho bộ não của trẻ luôn phải ở trong trạng thái tốt nhất để xử lý nhiều việc một cách nhanh chóng. Lâu dần, bộ não của trẻ có thể có khả năng xử lý nhiều thứ cùng một lúc.

3. Nhìn rõ khi ở dưới nước

Theo thống kê, những người thuận tay trái thường nhìn thấy mọi thứ rõ ràng khi ở dưới nước. Vì vậy, đa phần những người thuận tay trái thường chọn bơi lội là môn thể thao yêu thích.

4. Có chỉ số IQ cao

Điều này vẫn chưa có kết quả nghiên cứu rõ ràng nhưng theo thống kê, gần 20% số người có chỉ số IQ cao là người thuận tay trái.

5. Có lợi thể khi chơi thể thao

Phần lớn những người chơi các môn thể thao như bóng rổ, tennis là những người thuận tay phải. Vì vậy, việc người thuận tay trái tham gia thi đấu sẽ có một số lợi thế nhất định.

Thách thức mà những trẻ thuận tay trái phải đối mặt

Quá trình phát triển của một đứa trẻ thuận tay trái sẽ gặp phải nhiều thách thức vì những đứa trẻ này phải thích nghi với một thế giới không hoàn toàn phù hợp với mình. Có những điều hoàn toàn bình thường đối với người thuận tay phải, nhưng với những trẻ thuận tay trái thì đó có thể là một thách thức. Bạn hãy thử một ngày làm việc với tay trái thì bạn sẽ hiểu được điều này.

  • Trẻ thuận tay trái sẽ rất khó sử dụng những chiếc kéo thông thường bởi những chiếc kéo này được thiết kế cho người thuận tay phải. Chuột máy tính cũng là một trong những thử thách vì nút bấm chính lại nằm ở bên trái. Để nhấp chuột, trẻ thuận tay trái sẽ thích để con chuột ở bên trái của máy tính hơn là để ở bên phải.
  • Trẻ thuận tay trái dễ bị đánh vào ngực bởi khuỷu tay của những người thuận tay phải khi ngồi cạnh. Tuy nhiên, trẻ sẽ sớm học được cách khắc phục vấn đề này.
  • Một số hoạt động đơn giản như buộc giày hoặc cài nút áo sơ mi có thể khá khó khăn nếu trẻ được học từ những người thuận tay phải.

Làm thế nào để nuôi một đứa trẻ thuận tay trái?

Là cha mẹ, nuôi dạy một đứa trẻ thuận tay trái thật sự là một thách thức mà bạn cần phải đối mặt. Dưới đây là một số mẹo mà bạn có thể thử:

1. Không ép buộc trẻ đổi tay

Không có gì sai khi sử dụng tay trái cho các hoạt động hàng ngày. Đó là một đặc điểm tự nhiên và có thể tiềm ẩn nhiều điều đặc biệt. Bạn nên giúp trẻ khắc phục những khó khăn khi dùng tay trái thay vì buộc trẻ phải thay đổi.

2. Sử dụng gương

Khi trẻ học một hoạt động mới bằng cách bắt chước các thao tác của bạn, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc theo dõi. Hãy để trẻ quan sát bạn trong gương và sau đó lặp lại. Điều này có thể khiến cho việc học của trẻ trở nên dễ dàng hơn.

3. Dạy trẻ cách cầm bút

Trẻ thuận tay trái sẽ có cách cầm bút khác với trẻ thuận tay phải. Nếu không biết cách, trẻ có thể làm hỏng giấy và căng cổ tay. Nhiều giáo viên không biết về các kỹ thuật này, do đó bạn nên chủ động dạy trẻ.

4. Sử dụng phương pháp giáo dục sáng tạo

Trẻ thuận tay trái sẽ bị chi phối bởi bán cầu não phải. Vì vậy, trẻ cần các phương pháp giáo dục sáng tạo để phát triển kỹ năng của mình. Bạn có thể thử viết tên trẻ theo thứ tự ngược lại hoặc sử dụng gương để phản chiếu hình ảnh. Biện pháp này có thể giúp phát triển thị giác và tăng cường sức mạnh não bộ.

5. Giúp trẻ cảm thấy thoải mái với “thế giới tay phải”

Thay đổi mọi thứ cho phù hợp với trẻ, bạn có thể mua chiếc kéo dành cho người thuận tay trái, thay đổi cài đặt chức năng của chuột máy tính, thay đổi thiết kế bàn học ở nhà… để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn với môi trường sống.

Bạn không phải là người thuận tay trái nên không thể hiểu hết những thách thức của người thuận tay trái. Vì vậy, hãy hướng dẫn và yêu thương trẻ vì gia đình là nơi tốt nhất mà trẻ có thể dựa vào.

2020.07.15 08:00 Tác giả: Bich Ngan, Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh

Sữa mát tốt cho hệ tiêu hóa của bé cần có thành phần nào ?


Theo quan niệm của dân gian, nguyên nhân khiến một em bé không kháu khỉnh, không bụ bẫm, hay bị táo bón, kém hấp thu là do bé uống “sữa nóng”. Vì thế, khi con gặp những vấn đề về hệ tiêu hóa của bé, người mẹ luôn mong muốn tìm một loại “sữa mát” để giúp con thoát khỏi tình trạng táo bón, tăng cường hấp thu. Vậy “sữa mát” là gì và có thành phần như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trên thế giới, trong 500 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, 30% trường hợp có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp do rối loạn tiêu hóa. Còn theo số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, tỷ lệ trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa chiếm tới 47% trong tổng số trẻ đến đây tư vấn và khám bệnh. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ này lên tới 59% ở trẻ dưới 12 tháng tuổi và 40% ở trẻ từ 1 – 2 tuổi. Điều này cho thấy hệ tiêu hóa của bé trong những năm đầu đời chưa phát triển hoàn thiện nên dễ gặp các bệnh về đường tiêu hóa.

Đặc điểm của hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ


Hệ tiêu hóa của bé 2 – 3 tuổi mới dần hoàn thiện các chức năng

Hệ tiêu hóa bao gồm ống tiêu hóa đi từ miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già đến hậu môn và 2 cơ quan tham gia trực tiếp vào tiến trình tiêu hóa – hấp thu thức ăn là gan và tuyến tụy. Cấu trúc và chức năng của hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, cụ thể như sau:

  • Trẻ dưới 4 tháng tuổi chưa có amylase trong nước bọt nên chưa tiêu hóa được tinh bột.
  • Răng sữa bắt đầu mọc từ tháng 5 – 6 và toàn bộ răng sữa chỉ có 20 cái nên việc nhai thức ăn hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa kém.
  • Thực quản ngắn, thành thực quản mỏng và đàn hồi kém, cơ thắt thực quản dưới còn yếu.
  • Dạ dày có dung tích nhỏ và nằm ngang. Khi trẻ biết đi, dạ dày từ từ chuyển sang vị thế dọc.
  • Chất lượng và số lượng dịch vị kém hơn người lớn.
  • Cấu tạo mạc treo ruột dài, manh tràng lại ngắn và di động làm trẻ dễ bị lồng ruột khi 6 tháng – 2 tuổi.
  • Hấp thu chất béo ở trẻ sơ sinh kém hiệu quả hơn người lớn.
  • Số lượng lợi khuẩn thường trú trong đường ruột còn rất hạn chế.

Khi trẻ 2 – 3 tuổi, hệ tiêu hóa mới tương đối giống người lớn và dần được hoàn thiện đầy đủ các chức năng. Trong quá trình đó, hệ tiêu hóa phải được “học” dần dần, tiêu hóa các thức ăn từ loãng đến đặc, từ mềm đến cứng…

“Sữa nóng” và “sữa mát” là gì?

Thực ra, trong y khoa không có định nghĩa “sữa mát” hay “sữa nóng”, nhưng bạn có thể hiểu đơn giản như sau:

  • “Sữa nóng” là nguồn sữa khiến bé tăng cân chậm hoặc không tăng cân. Ngoài ra, bé còn lười bú và dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy…
  • “Sữa mát” là nguồn sữa giúp bé phát triển toàn diện, tăng cân ổn định, bé bụ bẫm và đáng yêu. Quan trọng hơn, “sữa mát” còn giúp bé có sức khỏe tốt và một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
    Vậy “sữa mát” có thành phần là gì mà lại có thể giúp bé phát triển toàn diện, đặc biệt là hệ tiêu hóa của bé?
Các thành phần dinh dưỡng có trong “sữa mát” tốt cho hệ tiêu hóa của bé


“Sữa mát” có chứa rất nhiều thành phần có lợi cho hệ tiêu hóa của bé

1. Chất đạm
Để giúp xây dựng hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, ngay từ đầu bạn nên chọn những loại sữa có cấu trúc protein dễ tiêu hóa và hấp thu. Cụ thể, bạn nên chọn nguồn sữa có chứa các loại đạm dễ hấp thu như lactoferrin và đạm whey giàu alpha – lactalbumin. Trong đó, lactoferrin là loại đạm tác động trực tiếp đến sự phát triển của hệ miễn dịch. Ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn có hại, kháng virus, chống viêm và giúp các vi khuẩn có lợi phát triển tốt trong đường tiêu hóa. Còn đạm whey giàu alpha – lactalbumin cung cấp cho cơ thể các axit amin thiết yếu, giúp hấp thu canxi, kẽm tốt, kích thích hệ miễn dịch tại chỗ và chống lại các vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột.
2. Chất xơ hòa tan (FOS) và hệ men vi sinh
Synbiotics là sự kết hợp giữa prebiotics (FOS/Inulin) và probiotics (Bifidobacterium lactis) đều có trong “sữa mát”. Trong đó, probiotics là những lợi khuẩn có vai trò tăng cường hệ miễn dịch. Giúp cơ thể nâng cao khả năng phòng chống bệnh tật. Còn prebiotics là thức ăn lý tưởng cho lợi khuẩn sinh sôi. Hệ synbiotics giúp cơ thể hình thành một hệ thống vi khuẩn tốt hùng hậu, khỏe mạnh giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa – hấp thu tốt, không bị táo bón và ít bị các rối loạn ở đường tiêu hóa.
3. Vitamin và khoáng chất
“Sữa mát” có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, đa dạng và phù hợp nhu cầu của trẻ theo từng độ tuổi. Trong đó, vitamin A giúp nuôi dưỡng niêm mạc đường tiêu hóa. Vitamin nhóm B hỗ trợ chuyển hóa chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng. Còn vitamin C cần thiết cho quá trình sản xuất collagen, có ở các mô đường tiêu hóa. Vì vậy, vitamin C cần thiết để duy trì hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh.
“Sữa mát” còn chứa vitamin D và canxi. Vitamin D giúp hấp thu canxi, nhờ đó, răng bé chắc khỏe, giúp ích cho việc nhai thức ăn. Đồng có trong “sữa mát” cần thiết cho quá trình chuyển hóa protein. Bên cạnh đó, “sữa mát” còn cung cấp magiê giúp ngăn ngừa táo bón và mangan tham gia vào sự phân hủy protein, chất béo. Kali giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Selen cần thiết cho tuyến tụy. Kẽm giúp cải thiện tiêu hóa.

Cách phòng ngừa những vấn đề rắc rối ở đường tiêu hóa của bé

Để bé tiêu hóa tốt, bạn cần pha sữa đúng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm
Bạn cần thực hiện những vấn đề sau:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vì sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cấu trúc và chức năng đường tiêu hóa của trẻ nhanh chóng hoàn thiện.
  • Nếu trẻ không được bú sữa mẹ vì một lý do nào đó. Như sữa mẹ tiết ra rất ít hoặc mẹ bị bệnh. Bạn hãy bảo vệ đường tiêu hóa cho con bằng cách:
     1. Chọn loại sữa có công thức gần giống với sữa mẹ và được bổ sung những yếu tố có lợi cho đường tiêu hóa như alpha-lactalbumin, lactofferin và hệ synbiotics của những công ty uy tín.
     2. Pha sữa và vệ sinh dụng cụ cho trẻ uống sữa đúng cách
     3. Rửa tay sạch trước khi pha sữa
     4. Bảo quản hộp sữa nơi khô ráo, mát, sạch.

15:00, 25.06.2020
Tác giả: Ngân Phạm, Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh

Những nguy cơ bệnh tật mà trẻ sinh non phải đối mặt

Sinh non nghĩa là trẻ ra đời sớm hơn dự kiến, khi cơ thể vẫn chưa kịp hoàn thiện tất cả chức năng cần thiết cho điều kiện sống bên ngoài bụng người mẹ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Các chuyên gia khuyến cáo, có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới sinh non. Như chế độ ăn uống không lành mạnh trong thời kỳ mang thai, không tăng cân trong thai kỳ, tiền sử bệnh tật của mẹ, mẹ bị căng thẳng, trầm cảm, tiểu đường, béo phì, hút thuốc lá, nghiện rượu… Chính vì thế, các bà mẹ cần tránh những yếu tố nguy cơ này để phòng tránh sinh non.


(Ảnh: Verrywell)

Trẻ sinh non là khi trẻ chào đời trước 37 tuần mang thai của người mẹ. Trẻ sinh non thường có cân nặng dưới 2.500g. Nếu trẻ sinh càng non thì cân nặng càng thấp và nguy cơ mắc một số bệnh lý càng cao.

Hơn 90% trẻ sinh non có trọng lượng khoảng 800 gram có thể sống khỏe. Còn nếu trẻ nặng khoảng 500 gram thì cơ hội sống là 40% – 50%.

Trẻ sinh non thường có nhiều biến chứng hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Trẻ cần được điều trị tích cực trong trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh.

Bé càng chào đời sớm thì người càng nhỏ, đầu to và càng ít mỡ cơ thể. Vì điều đó nên da bé trông sẽ mỏng hơn và trong suốt, cho phép bạn nhìn thấy cả mạch máu bên dưới. Bên cạnh đó, bé có thể có lông tơ sau lưng và vai.

Cơ thể của bé sẽ gầy hơn và ít tròn trịa như khi bé sinh đủ tháng. Bé sẽ không có lớp bã nhờn bao quanh, một chất trông giống sáp kem phô mai màu trắng bao quanh cơ thể để bảo vệ bé lúc sinh. Ngoài ra, vì không có mỡ để bảo vệ, bé sẽ dễ bị lạnh ở nhiệt độ phòng. Do đó, các bác sĩ sẽ đặt bé vào lồng ấm hoặc đặt dưới một loại dụng cụ đặc biệt giúp làm ấm cơ thể bé.


Sinh non là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe và sự an toàn của trẻ. (Ảnh: Elbasani Plus)

Vì trẻ sinh non ra đời trước khi kịp phát triển toàn diện để chuẩn bị rời khỏi bụng mẹ nên thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Sau đây là một số bệnh lý thường gặp ở trẻ sinh non.

Suy hô hấp và ngạt

Trẻ càng sinh non tháng càng dễ bị suy hô hấp. Nổi bật nhất của suy hô hấp là bệnh màng trong. Bệnh này do cơ thể bé sinh non thiếu surfactant – chất có chức năng giữ phế quản phổi không bị xẹp khi thở ra.
Ngoài ra, ở trẻ sinh non thường bị ngạt trong giai đoạn sơ sinh (khoảng 4 tuần sau khi chào đời). Ngạt có thể khiến bé tử vong nếu không được bác sĩ chẩn đoán trước tình hình và xử trí kịp thời.

Rối loạn tiêu hóa

Trẻ sơ sinh nhất là trẻ đẻ non rất dễ gặp các biểu hiện rối loạn tiêu hóa. Như trớ sữa, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, bú kém… Biến chứng nguy hiểm nhất là viêm ruột hoại tử. Ruột của bé không được đủ máu nuôi sẽ mỏng dần rồi hoại tử hoặc thủng. Do đó, khi thấy bé có biểu hiện nghi ngờ như: trướng bụng, nôn dịch xanh thì phải đến bác sĩ ngay. Mọi hiện tượng bất thường, dù nhỏ, đều phải được phát hiện, ghi chép để xử trí kịp thời.

Trẻ cần được quan tâm và chăm sóc đặc biệt. (Ảnh: mitrikos thilasmos)

Ảnh hưởng đến não bộ

Sinh quá sớm có thể dẫn đến những vấn đề về phát triển nhận thức và trí tuệ ở trẻ. Nó có thể gây ra những hậu quả về lâu dài như: chậm phát triển thể chất, hạn chế khả năng học tập, hạn chế khả năng giao tiếp, kết bạn, khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân.

Có vấn đề về thị lực và thính lực

Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị các rối loạn về thị lực và thính lực. Phụ huynh cần kiểm tra trong những ngày đầu để có thể can thiệp.

Vàng da

Tình trạng này xảy ra khi một loại chất gọi là bilirubin tăng cao trong máu của trẻ. Khiến da trẻ có màu vàng. Vàng da có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ nào, bất kể màu da hay chủng tộc. Bác sĩ sẽ thực hiện điều trị bằng cách đặt bé dưới một loại ánh sáng đặc biệt (mắt của bé được che chắn bảo vệ kĩ càng).


(Ảnh: vicare)

Rối loạn hành vi

Nhiều trẻ sinh non bị các rối loạn hành vi tâm thần trong thời thơ ấu do hệ thần kinh kém phát triển. Những tình trạng như rối loạn tăng động giảm chú ý, kỹ năng nhận thức kém…có thể xuất hiện.

Huyết áp thấp

Trẻ sinh non có thể bị huyết áp thấp vì mạch máu không đủ khỏe để duy trì lưu lượng máu bình thường. Do vậy có thể dẫn tới các dị tật tim khác nhau sau này.

Hệ miễn dịch yếu

Hệ miễn dịch yếu cũng là một yếu tố nguy cơ phổ biến ở trẻ sinh non. Vì hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Tình trạng này có thể khiến trẻ dễ mắc nhiều bệnh.

Nguy cơ tử vong

Trẻ tử vong do biến chứng xuất phát từ sinh non diễn ra thường niên với hơn 1 triệu ca trên toàn thế giới, nhiều hơn bất cứ căn bệnh nào khác.


10:30 AM, 23.06.2020

Kiều Vân

Hiện tượng trẻ sơ sinh méo đầu có bình thường không?

 

 

Hầu hết trẻ sơ sinh méo đầu đều do tư thế đầu khi nằm hoặc chịu tác động khi đi qua kênh sinh của người mẹ để chào đời. Điều này gây mất thẩm mỹ cho con khi trưởng thành. Do đó, bạn hãy chú ý và có cách điều chỉnh sớm.
Không ít trẻ sơ sinh méo đầu, nhưng liệu đây có phải là điều đáng lo ngại không? Hiểu được nguyên nhân của hiện tượng này sẽ giúp bạn nhận biết được hình dạng đầu bình thường và bất thường cũng như biện pháp điều trị thích hợp.

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh méo đầu

Thỉnh thoảng đầu trẻ mới sinh bị thay đổi khi đi qua kênh sinh của mẹ. Trong những trường hợp khác, hình dáng đầu trẻ thay đổi sau sinh là do áp lực tác động lên phần đầu phía sau trẻ khi nằm ngửa.
Bạn nên lưu ý đến phần mềm trên đỉnh đầu trẻ là nơi xương sọ của trẻ chưa dính liền với nhau. Những điểm này được gọi là thóp, cho phép đầu trẻ to có thể lọt qua được kênh sinh chật hẹp ở người mẹ. Thóp còn giúp trẻ thích nghi dần với sự phát triển của não bộ trong giai đoạn sơ sinh và nhũ nhi. Vì xương sọ trẻ khá mềm dẻo nên khi trẻ có xu hướng nằm một bên trong thời gian dài sẽ khiến trẻ bị méo đầu.
Hình dáng đầu bình thường và bất thường
Bạn có thể phát hiện móp đầu do tư thế khi quan sát trẻ từ trên xuống. Từ vị trí này, phần sau đầu một bên có thể phẳng hơn so với bên còn lại. Tai ở bên phẳng hơn có thể bị đẩy ra trước.
Trẻ sơ sinh méo đầu có đáng ngại không?
Trẻ sơ sinh méo đầu do tư thế sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bé sau này. Bên đầu bị móp có liên quan đến áp lực tác động đến phần đầu bên đó nhưng lại không gây tổn hại gì đến não bộ, vì thế không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Bạn đừng quá lo lắng về hình dáng đầu trẻ khi con vẫn phát triển bình thường. Trong vài tháng đầu sau sinh, việc giữ tư thế đầu và cổ thích hợp sẽ giúp phân bố đều lực tác động lên sọ não trẻ và đầu bé sẽ tròn hơn.

2. Điều trị méo đầu như thế nào?


Bác sĩ sẽ khám để xác định xem trẻ sơ sinh méo đầu có phải do tư thế hay không? Sự thay đổi tư thế nằm của trẻ có thể giảm sự méo móp ở đầu và giúp đầu bé tròn trở lại. Ví dụ:
• Thay đổi hướng ngủ: Tiếp tục cho nằm ngủ ngửa, nhưng thay đổi hướng nghiêng của đầu trẻ khi bạn cho trẻ ngủ. Bạn cũng nên thay đổi tay bế trẻ khi cho bú. Nếu trẻ quay về tư thế ban đầu khi ngủ, bạn hãy điều chỉnh đầu trẻ vào lần ngủ tiếp theo.
• Bế trẻ: Bế trẻ khi trẻ thức sẽ giúp giảm áp lực lên đầu trẻ thay vì để trẻ nằm trong nôi hay ghế rung.
• Tập cho trẻ nằm sấp: Bạn có thể quan sát con cẩn thận và để trẻ nằm sấp trong thời gian ngắn, thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ giúp bé phát triển cơ bắp tốt hơn và giảm áp lực lên sọ não.

3. Mũ bảo hiểm giúp giữ hình dáng đầu

Nếu đầu bị móp không cải thiện khi bạn thay đổi tư thế trẻ vào khoảng tháng thứ 6 hay khi con đã hơn 8 tháng tuổi và bị móp đầu nhiều, bác sĩ có thể khuyên bạn nên cho bé dùng mũ bảo hiểm để giúp giữ hình dáng đầu thích hợp. Mũ bảo hiểm đặc biệt này sẽ giúp giảm áp lực tác động lên vùng đầu bị phẳng.
Mũ bảo hiểm giữ hình dáng đầu sẽ hiệu quả nhất khi áp dụng từ tháng thứ 4 đến 12, lúc xương sọ vẫn còn mềm dẻo và não bộ phát triển nhanh chóng. Điều trị bằng mũ bảo hiểm này sẽ không còn hiệu quả khi con vượt quá 1 tuổi, vì lúc này xương sọ đang dính lại và não phát triển chậm hơn.

4. Những lưu ý khác khi trẻ bị móp đầu

Thỉnh thoảng những bất thường do mô cơ như chứng vẹo cổ có thể là nguyên nhân khiến bé giữ tư thế đầu nghiêng một bên. Trong trường hợp này, vật lý trị liệu là rất quan trọng để giúp kéo giãn cơ cổ và giúp trẻ thay đổi tư thế đầu dễ dàng hơn.
Trong trường hợp hiếm hơn, hai hay nhiều xương sọ trẻ dính lại sớm. Tình trạng này sẽ đẩy phần khác của sọ khiến chúng bị biến dạng và được gọi là dị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ hay hẹp sọ. Để giúp não trẻ có đủ không gian phát triển và trưởng thành, xương sọ dính liền cần được phẫu thuật để tách ra.
Nếu bạn lo lắng về hình dạng đầu của trẻ, hãy đưa bé đến bác sĩ khám để được chẩn đoán và điều trị khi cần nhé.


Tác giả: Thanh Thảo Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh

Nên nói gì khi con khóc

✌️ THAY VÌ QUÁT MẮNG, BỐ MẸ NÊN NÓI GÌ KHI TRẺ KHÓC MÀ KHÔNG KHIẾN CON BỊ TỔN THƯƠNG?

?Trẻ khóc lóc, ăn vạ là điều mà hầu hết bố mẹ nào cũng gặp phải. Đây cũng là vấn đề đau đầu và không biết giải quyết ra sao để trẻ không tiếp diễn tình trạng này.

Thực tế, khóc là bình thường, là một cách để trẻ truyền đạt thông tin và giải tỏa cảm xúc của mình. Những câu như: “Nín ngay!” hoặc bất cứ câu nào tương tự để ngăn khóc ở trẻ dường như ít khi hiệu quả, mà còn khiến trẻ cảm thấy buồn bực, tổn thương nhiều hơn.

? VÌ SAO CHÚNG TA CẦN ĐỒNG CẢM VỚI TRẺ?

Khóc là một cách thể hiện cảm xúc. Khi bạn chọn đồng cảm với con sẽ khiến con hiểu rằng con được phép làm thế và luôn có sự hỗ trợ của bạn bất cứ khi nào.

Trẻ em ở những độ tuổi mà đôi khi chúng không thể hiểu được lý do đằng sau cách thể hiện cảm xúc của chúng. Bằng cách ngồi xuống với con, lắng nghe, tôn trọng là bạn đang báo hiệu với con rằng bạn đang rất đồng cảm và quan tâm đến trẻ. Đây cũng chính là lý do vì sao chúng ta không nên yêu cầu một đứa trẻ ngừng khóc.

? NHỮNG CÂU NÓI TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG KHI TRẺ KHÓC

Trước khi bạn bắt đầu làm dịu con bạn, hãy nhớ hít thở sâu, chậm lại, thư giãn và chuẩn bị tinh thần. Quát mắng, la hét, tức giận lúc này chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa. Hãy tham khảo những cụm từ tích cực mà chúng mình tổng hợp dưới đây nhé!

1. “Con có muốn nói với bố/mẹ có điều gì tồi tệ vừa xảy ra với con không?”

2. “Nhìn mẹ này, mẹ ở đây vì biết rằng con đang gặp khó khăn. Vì vậy hãy nói chuyện với mẹ nhé!”

3. “Tại sao chúng ta lại không chơi một trò chơi con thích nhỉ?”

4. “Con đừng lo, con sẽ an toàn khi có bố/mẹ ở bên cạnh!”

5. “Không sao đâu, con cứ khóc nếu điều này giúp con thoải mái.”

6. “Con không phiền nếu bố/mẹ ngồi đây với con chứ? Ngày hôm nay của con thế nào?”

7. “Mẹ cũng không thích chúng một chút nào. Món đồ này khiến con không thoải mái đúng không?”

8. “Nếu con không muốn nói chuyện với bố, bố sẽ để bạn gấu ở đây để lắng nghe con nhé!”

9. “Con nói đúng, điều này thật không công bằng con ạ!”

11. “Bố/mẹ cũng đã có lúc rất thất vọng/tức giận/buồn bã đấy.”

12. “Chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết vấn đề này nhé!”

13. “Hãy luôn nhớ rằng bố/mẹ rất yêu con!”

14. “Con có muốn bố/mẹ giúp con không?”

15. “Con hãy cứ thư giãn đi, rồi chúng ta sẽ tìm ra cách thôi!”

16. “Những khoảnh khắc tồi tệ là điều không tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng chúng cũng nhanh chóng biến mất thôi!”

? NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI CON KHÓC

Lời nói có thể làm tổn thương hoặc khiến tình hình thêm tồi tệ hơn nếu như chúng ta không kiểm soát được chúng. Dưới đây là những điều bạn nên tránh khi một đứa trẻ đang khóc.

? Đánh lạc hướng
Đây là cách mà nhiều ông bà, bố mẹ sử dụng khi muốn con ngừng khóc. Ví dụ như đánh lạc hướng sang người khác, đồ vật khác, món quà, phần thưởng…Thực tế, điều này khiến trẻ có thể ngừng khóc ngay nhưng nên để trẻ đối diện với cảm xúc của chính mình. Bạn nên tìm ra nguyên nhân trẻ khóc là gì để giải quyết triệt để nguyên nhân ấy.

? La hét, quát mắng
Khi cả bạn và trẻ cùng căng thẳng thì là hét chỉ khiến tình huống thêm trầm trọng hơn. Hãy hít thở thật sâu, bình tĩnh lại để tìm hiểu vấn đề thật kỹ. Sau khi biết được nguyên nhân, bạn hãy định hướng cho trẻ những điều gì nên làm và không nên làm để hạn chế những hành vi không mong muốn ở trẻ.

? Ngăn cấm con khóc
Nghiên cứu cho thấy rằng, trong nước mắt có chứa cortisol, một loại hormone gây căng thẳng. Vì vậy, khóc giúp trẻ giải toả, giảm nhịp tim và huyết áp. Khi trẻ đang căng thẳng đỉnh điểm, câu nói “Ngừng khóc ngay!”, hoặc “Nín ngày!” đem lại sự ức chế nhất định cho trẻ. Hãy xoa dịu cơn bằng những câu nói tích cực để trẻ nhanh chóng được bình tĩnh trở lại.

? Hỏi liên tục
Khi trẻ đang khóc, nếu bạn cứ hỏi liên tục vì sao con khóc, đã xảy ra chuyện gì với trẻ thì chỉ khiến con thêm bối rối. Hãy hỏi trẻ từ từ, hoặc chờ cho đến khi cơn khóc dịu xuống, để trẻ có cơ hội được trình bày dõng dạc, cụ thể vấn đề mình đang gặp phải.

? Đổ lỗi cho con và so sánh con với bạn bè
Bất cứ đứa trẻ nào khóc cũng sẽ đang trong tình trạng buồn bực một vấn đề gì đó. Vì vậy, bạn nên hạn chế việc đổ lỗi cho trẻ trong lúc còn đang khóc. Khi con hết khóc, hãy cho con cơ hội được nói ra và làm lại. Đứa trẻ nào cũng cần sai lầm để trưởng thành.
Đặc biệt, việc sở sánh cảm xúc của con với các bạn bè khác cũng thật tàn nhẫn. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng và sẽ không phát triển giống bất cứ ai. Việc so sánh trẻ sẽ khiến con thêm buồn bã và tổn thương hơn.

? Trong cuộc sống của trẻ, bố mẹ chính là những người chắp cánh cho con.

Hãy luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ bất cứ những điều mà con bạn muốn nói. Bằng cách đó, bạn sẽ nuôi dưỡng những đứa trẻ có tâm hồn tích cực và rộng mở, và lưu giữ những điều tốt đẹp về cách ứng xử của bố mẹ dành cho con cái, cũng như cách hành xử của con cái với xã hội.

Bài viết của chúng tôi có tham khảo từ nguồn:

https://www.mother.ly/child/toddler-crying-what-to-say
https://parenting.firstcry.com/articles/20-soothing-things-to-say-instead-of-stop-crying-to-kids/
18 Th4, 2020

DMCA.com Protection Status