Mỗi đứa trẻ đều khác biệt và mọi cha mẹ cũng biết điều đó. Thế nhưng, khi một đứa trẻ phải vật lộn với một vấn đề mà anh chị em của nó chưa từng đối mặt, ta có thể bất ngờ.
Một nghiên cứu năm 2018 về Tâm lý học phát triển bởi Michael Pluess đã nhóm trẻ em thành 2 nhóm: rất nhạy cảm và ít nhạy cảm đối với môi trường của chúng, sau đó phát hiện ra có một vài trẻ nằm ở giữa hai nhóm này. Ba kiểu trẻ em này được đặt tên theo các loài hoa:
▪️Hoa phong lan: nhóm trẻ em cực kỳ nhạy cảm. Như hoa lan, chúng khá khó để chăm sóc, nhưng sẽ phát triển tốt khi được chăm đúng cách.
▪️Hoa tuy-líp: nhóm trẻ em ở giữa. Chúng tinh tế như hoa lan và nồng nhiệt như bồ công anh
▪️Hoa bồ công anh: nhóm trẻ em ít nhạy cảm. Cũng như bồ công anh, những đứa trẻ này rất nhiệt tình và có thể phát triển bất kỳ đâu.
12 mục của nghiên cứu từng phân biệt sự khác nhau giữa trẻ em rất nhạy cảm và ít nhạy cảm bao gồm:
▪️Con cảm thấy khó chịu khi có nhiều thứ xảy ra cùng một lúc
▪️Một chút âm nhạc sẽ làm con cảm thấy rất vui
▪️Con thích vị ngon
▪️Những tiếng ồn lớn làm con cảm thấy không thoải mái
▪️Con khó chịu nếu người khác cố để bắt con làm nhiều thứ cùng một lúc
▪️Con thường để ý những thứ nho nhỏ làm thay đổi môi trường của con
▪️Con thấy bồn chồn khi phải làm nhiều thứ cùng một lúc
▪️Con yêu hương thơm
▪️Con không thích xem những chương trình TV có quá nhiều bạo lực
▪️Con không thích tiếng ồn lớn
▪️Con không thích khi có điều gì đó thay đổi cuộc sống của mình
▪️Khi có ai đó quan sát, con thấy bồn chồn. Điều này làm con hành động tệ hơn bình thường.
Những đứa trẻ tham gia vào nghiên cứu này được đánh giá trên 12 mục này từ bậc 1 đến 7, với 1 có nghĩa là “hoàn toàn không” và 7 là “cực kỳ”. Không có kết quả nào cho thấy vấn đề, nhưng thật sự đã chỉ ra cách trẻ em phản ứng với môi trường của chúng.
Khoa học phát triển ngày càng tiết lộ rằng sự tương đối thờ ơ của những đứa trẻ bồ công anh và sự đặc biệt nhạy cảm của những đứa trẻ hoa lan đối với đặc điểm của môi trường ban đầu của chúng có thể là do ảnh hưởng của gen và hoàn cảnh xã hội.
Người ta đã xác định rằng sự khác biệt về gen – khác biệt về mã DNA tạo nên các gen của từng người – đóng một vai trò trong sự hình thành nên trẻ em phong lan và trẻ em bồ công anh. Mặc dù nhiều gen có thể đóng góp vào kiểu hình, những loại liên quan đến sự phát triển và chức năng não bộ gần như chắc chắn có dính líu. Sự biểu hiện của các gen liên quan đến điều hòa cảm xúc và kiểm soát hành vi, chẳng hạn như những đặc điểm nổi bật khác nhau giữa phong lan và bồ công anh – chúng điều khiển sự dẫn truyền thần kinh giữa các tế bào thần kinh riêng lẻ.
Tuy nhiên, chắc chắn những trải nghiệm trong môi trường đầu đời cũng đóng vai trò không kém, đặc biệt là khi tiếp xúc với nghịch cảnh, mối đe dọa hay được khi nuôi dưỡng, hỗ trợ bởi gia đình và cộng đồng. Khoa học mới nổi cho thấy gen và môi trường góp phần vào sự xuất hiện của nhóm trẻ hoa lan và bồ công anh, theo cách bổ sung và tương tác qua lại.
Nguồn: Raised Happy