Bạn có thể nhận ra sự khác biệt giữa 2 bộ não này?
Nó là 2 bộ não của 2 đứa trẻ cùng tuổi, nhưng 1 là của một em bé từng bị bạo hành về mặt tinh thần, cảm xúc và 1 là của một em bé với cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Bộ não được scan bên trái có cấu trúc ít hơn đáng kể và lớn hơn nhiều so với bên phải.
Hình ảnh bộ não bên trái là của em bé 3 tuổi khoẻ mạnh với kích thước đầu trung bình. Còn bên phải, nhỏ hơn nhiều và có cấu trúc mờ hơn nhiều, là bộ não của em bé cũng 3 tuổi nhưng đã phải chịu nhiều tổn thương về mặt cảm xúc và bị xa lánh, bỏ bê.
Giáo sư Bruce Perry, giáo sư tâm thần học tại BV Nhi đồng Texas đã chia sẻ những hình ảnh trong một bài báo về việc trẻ không được quan tâm, yêu thương trong thời thơ ấu có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển nhận thức sau này.
Ông viết “Những hình ảnh này minh hoạ cho tác động tiêu cực của việc thiếu quan tâm, mắng nhiếc, bạo hành về mặt tinh thần của trẻ lên bộ não đang phát triển. Cụ thể, não của em bé bị tác động tiêu cực nhỏ hơn so với trung bình, có tâm thất mở rộng và vỏ não teo lại. Về cơ bản, điều này dẫn tới trẻ bị chậm phát triển và các vấn đề với trí nhớ. Bệnh teo vỏ não là một bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi mắc bệnh Alzheimer. Sự lạm dụng về tinh thần có thể làm tổn thương não trẻ và dẫn tới những biến chứng suốt đời. Và đáng tiếc, những lạm dụng hay tác động tiêu cực về mặt tinh thần lại ít được quan tâm hơn những lạm dụng về thể chất hay sức khoẻ.”
Perry cũng giải thích rằng trẻ em – và người lớn – những người bị bỏ mặc, thiếu thốn tình cảm có thể cảm thấy đặc biệt khó khăn để hình thành những mối quan hệ lành mạnh. Họ gặp khó khăn trong việc gắn bó, hoặc quá phụ thuộc vào một người, hoặc có thể bị cô lặp về mặt xã hội khi lớn lên.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những đứa trẻ trải qua nhiều cảm xúc đau khổ, buồn bã từ nhỏ sẽ có vấn đề với cảm xúc và trí nhớ, thậm chí là các bệnh về tim mạch, béo phì sau này.
Perry đã kết luận trong bài viết của mình: Sự phát triển lành mạnh của các hệ thống thần kinh điều phối xử lý kỹ năng xã hội và cảm xúc tối ưu hay không phụ thuộc vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và mối quan hệ giữa trẻ với người lớn trong suốt thời thơ ấu.
Nguồn: Linh Phan