☑️ Mình không khuyến khích nhưng cũng không cấm cản bé mút tay trog giai đoạn nhũ nhi. Vì trong những tháng đầu đời, đó là bản năng tự nhiên của bé, cũng là cách để bé rèn luyện trí và lực, nên mình tôn trọng. Ngay từ khi còn trong bụng, bạn nhà mình đã rất nhiều lần bị bsi bắt gặp đang mút tay( ảnh đính kèm) . Đó là bài luyện tập giúp bé bú mút thành thục để chuẩn bị chào đời. Và thực chất, mút tay cũng ko gây hại nhiều như các mẹ tưởng tượng:
❤️ Khi bé có thể điều khiển ngón tay cho vào miệng điều đó chứng tỏ trí não và cơ bắp của bé đã có sự phát triển rõ rệt.
❤️ Mút tay giúp bé thể hiện cảm xúc: đói, sợ sệt, bất an, buồn chán, buồn ngủ…
❤️ Giúp bé trấn tĩnh, dễ đi vào giấc ngủ. Nhiều lần mẹ bắt gặp bạn ấy thức dậy lúc nửa đêm sau đó cho ngón tay vào mồm mút chụt chụt rồi lăn ra ngủ tiếp.
❤️ Mút tay kích thích các cơ quan xúc giác phát triển, giúp bé hoàn thiện hơn kỹ năng bú mút
❤️ Thậm chí mút tay cũng là cách bé rèn luyện trí thông minh. Bé học cách điều khiển và kết hợp tay-miệng một cách khéo léo. Có lợi cho việc ăn dặm chủ động sau này.
❤️ Nhiều khi bé cố đưa sâu ngón tay vào miệng gây nghẹn, từ đó bé tự học được cách giải quyết khi có vật cản trong miệng, giảm nguy cơ hóc, nôn trớ. Và bé sẽ học được cách ko làm như thế nữa nếu mẹ để bé bình tĩnh tự xử lý.
❤️ Rõ ràng mút tay còn lợi hơn việc dùng ti giả, vì bé có sẵn và tự dùng bất cứ lúc nào bé thích, nó ít làm biến dạng cung răng hơn so với ti giả.
❤️ Hơn nữa cái tay là người bạn thân của bé từ khi còn trong bào thai, tại sao khi ra đời mẹ lại bắt con phải chia tay người bạn ấy chứ. Việc gì cũng nên để bé thích nghi từ từ.
☑️ Hạn chế bé mút tay:
– Mẹ thường giặt sạch và luộc 1 chiếc khăn xô để bạn ấy tự cầm nắm và mút mát thoả thích
– Mẹ mua rất nhiều đồ chơi gặm nhấm để bạn ấy có thể dùng miệng khám phá thay vì mỗi cái ngón tay.
– Mẹ làm bạn ấy bị “phân tâm” khi đang mút tay bằng những trò chơi do mẹ tự nghĩ ra
– Khi bạn bước qua giai đoạn nhũ nhi và bắt đầu được tính tuổi thì mẹ mới cai ngón tay cho bạn ấy từ từ.
——————-
“Từ 2 – 3 tháng tuổi, bé bắt đầu có thói quen mút tay. Khi bé sơ sinh mút tay đó chính là dấu hiệu về sự phát triển trí lực của bé. Mút tay là một cách bé học tập và chơi, lúc đầu bé sẽ đưa cả bàn tay vào miệng rồi dần dần đưa 3 ngón tay, 2 ngón tay và cuối cùng khi não bộ phát triển đến mức độ cao hơn thì bé sẽ chỉ đưa 1 ngón tay vào miệng mà thôi.
Khi bé có thể đưa ngón tay cái vào miệng, chứng tỏ cơ quan điều khiển sự vận động và các cơ bắp của bé có thể phối hợp theo ý muốn. Hành động mút tay ở bé dưới 2 tuổi là dấu hiệu cho biết não bộ của bé đang phát triển và bắt đầu tìm tòi thế giới xung quanh.
Bản năng bú mút tự nhiên khiến bé thường mút tay trong những tháng đầu đời, thậm chí từ trước khi sinh. Bé có thể mút ngón tay, bàn tay, bàn chân hoặc những phần khác của cơ thể. Tuy nhiên sau 6 tháng đầu tiên, phản xạ bú mút sẽ giảm. 70-90% bé có thói quen mút ngón tay cái, nhưng hầu hết sẽ tự động bỏ lúc 3-5 tuổi.”
Nguồn: Fb chị Hà Thị Quỳnh Anh