Tất cả chúng ra đều đã quá quen với cảnh tượng những đứa trẻ nghịch tung cát ở công viên, trẻ dưới 2 tuổi tò mò sờ mó và khám phá mọi thứ và những đứa trẻ vòi vĩnh đòi mua kẹo hay đồ chơi trong siêu thị, nhà sách.
Ban đầu khi nhìn thấy cảnh tượng đó, có lẽ chúng ta đã lắc đầu và nghĩ rằng tôi sẽ không giống như bố mẹ đó. Thế nhưng, một vấn đề lớn xảy ra đó là đến một ngày, bạn bị rơi vào hoàn cảnh y hệt như vậy và bạn cảm thấy hoang mang không biết phải giải quyết tình trạng này như thế nào. Sự thật là mọi đứa trẻ đều có những hành vi đòi hỏi phải được kỷ luật để học cách cư xử đúng đắn. Việc kỷ luật một đứa trẻ luôn gặp phải những khó khăn vì có một ranh giới rất mong manh giữa việc kỷ luật và trừng phạt. Chúng ta không muốn nuôi dạy những đứa con trở thành những đứa trẻ sợ hãi hình phạt, lén lút làm điều sai vì không hiểu lí do bị kỷ luật. Do đó, điều chúng ta cần là thiết lập một nền tảng kỷ luật vừa nhất quán vừa “dễ chịu” để đảm bảo rằng con cái của chúng ta được lớn lên trong sự tôn trọng, được quan tâm và có hành vi cư xử tốt.
⚠️ CÁC QUY TẮC KỶ LUẬT CƠ BẢN
1. Sự nhất quán. Ngay từ khi bắt đầu, hãy dạy con hiểu rằng gia đình là một hệ thống hỗ trợ lẫn nhau, nghĩa là mọi người đều tham gia trong những quy tắc của gia đình.
2. Tôn trọng lẫn nhau: việc tôn trọng trong kỷ luật với con là vấn đề vô cùng khó khăn tuy nhiên hãy thật tỉnh táo để thực hiện điều đó. ? Ví dụ: khi con bạn cố gắng nói với bạn điều gì đó, hãy dừng công việc bạn đang làm lại và chú ý lắng nghe, sau này bạn có thể yêu cầu phép lịch sự từ con bạn khi bạn muốn con bạn lắng nghe.
3. Sự kiên định. Một cách tốt nhất để nuôi dạy một đứa trẻ có sức mạnh cảm xúc đó là hãy kiên định và không nao núng về các quy tắc đối với trẻ.
4. Cuộc sống không phải luôn công bằng. Chúng ta thường quá sợ việc con sẽ thất vọng khi bị kỷ luật. Tuy nhiên, nếu đứa trẻ không bao giờ trải qua nỗi đau của sự thất vọng, phải chia sẻ một món đồ chơi, chờ đến lượt thì chúng không thể phát triển các kỹ năng tâm lý rất quan trọng cho hạnh phúc tương lai của chúng. ?♀️?
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT ĐỐI VỚI TRẺ DƯỚI 3 TUỔI ??
1️⃣ PHƯƠNG PHÁP: ĐÁP ỨNG NHU CẦU
– Tuổi áp dụng: từ mới sinh đến 12 tháng (hoặc hơn)
– Cách thực hiện: có phải bạn thường xuyên đáp ứng mọi nhu cầu cho đứa con đầu lòng của bạn? Đáp ứng nhu cầu của bé không phải lúc nào cũng dẫn đến hậu quả khiến bé đòi hỏi quá mức hoặc trở nên hư hỏng. Ngược lại, bằng cách cho con nhiều tình yêu và sự chú ý lại giúp bé trở nên một người có khả năng thích nghi và cư xử tốt. Khi bạn đáp ứng những nhu cầu chính đáng c con, con sẽ phát triển niềm tin vào cha mẹ. Sự tin tưởng đó có ý nghĩa về lâu dài, con bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn và ít lo lắng hơn khi sau này bạn đặt ra những quy tắc, con sẽ hiểu rằng bạn yêu con ngay cả khi bạn sửa dạy con.
2️⃣ PHƯƠNG PHÁP: BỎ ĐI VÀ THAY THẾ
– Tuổi áp dụng: 6 đến 18 tháng
– Cách thực hiện: Giống như chúng ta, trẻ nhỏ học bằng cách bắt chước những hành động. Đôi khi trẻ vô cùng thích khám phá kể cả những thứ nguy hiểm. Vì vậy, việc bạn cần làm là di chuyển đồ vật nguy hiểm tới chỗ khác và cung cấp cho con một món đồ chơi thay thế, ít nguy hiểm hơn. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn giải thích cho con khi bạn làm việc đo, kể cả khi bạn thấy con chưa thực sự hiểu điều bạn nói.
3️⃣ PHƯƠNG PHÁP: KHUYẾN KHÍCH NHỮNG ĐIỀU TÍCH CỰC
– Tuổi áp dụng: từ 12 tháng trở lên
– Cách thực hiện: điều này rất đơn giản, bạn hãy nói với con bạn rằng bạn thích cách con cư xử đúng đắn như vậy thay vì chỉ lên tiếng quát mắng khi con làm một việc gì đó sai. Hãy tiếp tục khen ngợi con khi con làm những hành động đúng đắn và tích cực, con sẽ tiếp tục làm những điều đó.
4️⃣ PHƯƠNG PHÁP: NHỜ CON GIÚP ĐỠ
– Tuổi áp dụng: từ 12 tháng trở lên
– Cách thực hiện: trẻ em vô cùng muốn cùng làm việc với người lớn, vì vậy hãy cho con tham gia cùng với bố mẹ vào các công việc hàng ngày như rửa rau, phân loại đồ giặt. Làm như vậy, bố mẹ đang khiến con trở nên hữu ích, đó là một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất. Hãy dạy con biết cách làm việc nhà và phục vụ người khác.
5️⃣ PHƯƠNG PHÁP: GIAO TIẾP LẶP LẠI
– Tuổi áp dụng: từ 12 đến 24 tháng
– Cách thực hiện: để một trẻ mới biết đi thực hiện những hành vi đúng hoặc ngừng làm những việc mà bé không nên thì bố mẹ hãy cố gắng truyền tải thông điệp tới bé bằng ngôn ngữ. Có thể không phải là một câu chủ ngữ vị ngữ đầy đủ mà chỉ là một câu ngắn gọn nhưng hãy lặp đi lặp lại cho tới khi bé hiểu và thực hiện theo.
6️⃣ PHƯƠNG PHÁP: QUẢN LÝ CƠN GIẬN
– Tuổi áp dụng: từ 12 đến 36 tháng
– Cách thức thực hiện: trẻ nhỏ thường dễ nổi cáu vì chúng chưa ki soát được cảm xúc của mình. Khi con nổi giận, việc bạn cần làm không phải là kỷ luật con mà là nên kiểm soát cơn giận của cọn. Bước một trong tình huống này là để con bình tĩnh lại, sau đó an ủi con bằng một cái ôm. Đừng cố nói chuyện với con khi con còn tức giận, hãy nói chuyện với con khi con đã vượt qua cơn bão cảm xúc.
7️⃣ PHƯƠNG PHÁP: NÓI “KHÔNG”
– Tuổi áp dụng: 12 đến 36 tháng
– Cách thực hiện: “không” có thể là từ đầu tiên mà nhiều đứa trẻ nói được và đó có thể là từ mà trẻ thường xuyên nghe và nói nhất. Tuy nhiên, việc bị từ chối một cách liên tục có thể gây ra một cảm giác khá mệt mỏi. Thay vào đó hãy nói một câu khác. Ví dụ: nếu con nghịch bịch tã, thay vì nói không, hãy hỏi “con có muốn thay tã hay không? nếu con không muốn thì mẹ sẽ cất bịch tã đi nhé.”
Trên đây là những chia sẻ của Mầm Nhỏ mà bố mẹ có thể tham khảo thực hiện cho con của mình. Thật vui khi chúng mình là những người đồng hành cùng bố mẹ trên con đường nuôi dưỡng các em bé hạnh phúc.
Nguồn: Mầm nhỏ
Nguồn tham khảo:
https://www.babycenter.com/0_the-discipline-tool-kit-succes…..