Khi chọn thực phẩm cho trẻ, nhiều cha mẹ băn khoăn liệu bánh kẹo, đồ ăn nào là phù hợp. Một khảo sát cho thấy 80% cha mẹ Châu Á ít hoặc bỏ qua việc đọc hoặc hiểu thông tin dinh dưỡng và thành phần dinh dưỡng có trên những thực phẩm họ mua trong cửa hàng hay siêu thị. Đây là câu trả lời để hiểu 1 phần tại sao chúng ta lúng túng khi chọn thực phẩm cho trẻ.
LÀM MỘT NGƯỜI MẸ THÔNG THÁI NHƯ THẾ NÀO?
Một chủ đề được đặt ra gần đây trong các workshop làm cha mẹ là “Ăn “sành điệu” không phải là ăn ngon ăn cầu kì như thế nào, mà cần biết mình ăn gì? Để biết mình ăn gì thì phải hiểu thông tin về nó”
Đúng là cần như vậy, một người sành ăn là cần nhận ra và phân loại được ngay cái nào phù hợp với đối tượng nào, và phù hợp cho đối tượng đó ăn hằng ngày hay không? Nếu không thì nên ăn giới hạn hoặc hạn chế ra sao?
TẠI SAO ĐIỀU NÀY LÀ QUAN TRỌNG?
Những bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa sự không hiểu biết hoặc thiếu thông tin về thức ăn mình ăn hằng ngày sẽ dẫn đến các bệnh mãn tính như tim mạch, đái tháo thường hoặc thậm chí bệnh ung thư. Trẻ con là 1 đối tượng rất nhạy cảm vì “số phận” chúng ăn gì lại nằm trong tay của cha mẹ. Liệu cha mẹ có đủ thông thái để bảo vệ và lựa chọn thông minh cho con mình hay không?
QUY TRÌNH THÔNG THÁI CẦN LUYỆN TẬP TỪNG BƯỚC
Gồm 3 bước:
Bước 1: Đọc thông tin
Bước 2: Phân tích và phân loại: [PHÙ HỢP DÙNG HẰNG NGÀY] hay [GIỚI HẠN 2-3 NGÀY/TUẦN] hoặc [HẠN CHẾ DƯỚI 1 NGÀY/TUẦN]
Bước 3: Quyết định mua và quyết định trẻ nên ăn loại nào
Do đó,
Bước 1 là cần rèn luyện thói quen.
Bước 2 là cần sự am hiểu
Bước 3: Là cần dứt khoát
CÁCH ĐỌC PHÂN TÍCH VÀ PHÂN LOẠI VỚI TRẺ < 5 TUỔI
Mua thực phẩm cho trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng nhạy cảm vì nó nằm hoàn toàn trong quyết định của bạn. Khi tham gia vào bước thứ 2 của quy trình thông thái, bạn cần biết cách phân loại như thế nào? Đây là 1 số điều bạn có thể tham khảo.
1. Hãy đọc serving size để biết lượng ăn cần cho trẻ 1 lần ăn. Cho trẻ ăn theo serving size sẽ làm việc kiểm soát lượng ăn của trẻ dễ hơn. VD. Serving size ghi 2 cái bánh quy (30g) thì bạn có thể cho trẻ 2 cái bánh quy/1 lần khi trẻ ăn. Lời khuyên là: Nếu loại nào xếp hạng [GIỚI HẠN 2-3 NGÀY/TUẦN] hoặc [HẠN CHẾ DƯỚI 1 NGÀY/TUẦN], thì serving size cũng là lượng tối đa 1 ngày trẻ nên ăn.
2. Hãy đọc hiểu nội dung tổng chất béo (total Fat). Nó có thể gồm có các loại unsaturated Fat (chất béo không bảo hòa), saturated fat (chất béo bão hòa) và Trans-fat. Phân loại ngay:
Cái xấu là trans-fat, nếu có nó thì nên là [HẠN CHẾ DƯỚI 1 NGÀY/TUẦN]
Nếu có saturated fat>2g trên 1 serving size, thì phải là [GIỚI HẠN 2-3 NGÀY/TUẦN]
Còn lại là [PHÙ HỢP DÙNG HẰNG NGÀY].
3. Hãy đọc lượng đường(sugar), đừng để thông tin chất xơ (fibre) làm nhiễu thông tin và quyết định của bạn. Để quyết định đúng, nên đọc cả hai (nếu có).
[PHÙ HỢP DÙNG HẰNG NGÀY]
Chất xơ trong 1 serving size nên từ 3-5g
Hoặc
Nếu nó <3g và Sugar (đường)< 6g
TUY NHIÊN
Nếu lượng đường >6g thì dù chất xơ như thế nào, nó chỉ là xếp [GIỚI HẠN 2-3 NGÀY/TUẦN] hoặc [HẠN CHẾ DƯỚI 1 NGÀY/TUẦN] – xem trên hình
4. Hãy đọc sodium (nguyên tố Natri), đại diện cho lượng muối có trong 1 serving size.
Nếu sodium quá nhiều thì lượng muối cũng nhiều. Bạn có thể xem trên hình đính kèm để biết bao nhiêu sodium là [PHÙ HỢP DÙNG HẰNG NGÀY]
5. Đọc thêm Calcium (Canxi) để lựa chọn những thực phẩm giàu canxi cho trẻ dưới 5 tuổi
6. Đừng quên đọc mục “Ingredients: thành phần có trong thực phẩm đó”, nó cho bạn biết nhiều thứ rất quan trọng.
a. Liệu có các tác nhân dị ứng nào trẻ đang bị dị ứng không? 1 số tác nhân dị ứng trẻ được chẩn đoán bởi chuyên gia thì nên tránh vì 1 số có thể gây phản ứng nghiêm trọng. Ví dụ, 1 số loại thông dụng như nut hay seed (hạt), cần tây, đậu nành.
b. Liệu có chứa “tác nhân ngoài chức năng thực phẩm”, thì nên tránh cho trẻ dưới 1 tuổi hoặc có tiền sử dị ứng hoặc xếp hạng [GIỚI HẠN 2-3 NGÀY/TUẦN] cho trẻ từ 1-5 tuổi. Các tác nhân đó là chất điều vị, số bắt đầu bằng chữ E, chất điều màu, chất nhủ hóa.
c. Liệu có loại dầu (oil) không tinh khiết, như partially
hydrogenated oils hoặc mixed vegetable oils, mà không chỉ đích danh 1 loại dầu nào thì nó nên xếp hạn là [HẠN CHẾ DƯỚI 1 NGÀY/TUẦN]
Theo BS Anh Nguyễn
(Tác giả: Làm mẹ không áp lực)
Note:
Goyal, R., & Deshmukh, N. (2018). Food label reading: Read before you eat. Journal of education and health promotion, 7, 56.
PATIENT FAMILY EDUCATION (2018) Reading Food Labels. Children’s Hospital of Philadelphia. 40:B:01