Chăm sóc răng miệng cho trẻ ăn dặm là viêc làm rất quan trọng nhưng nhiều mẹ lại hay bỏ quên vì nghĩ răng sữa là không quá cần thiết.
Dạ, chờ đến thay răng vĩnh viễn thì đã quá muộn. Những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ liên quan đến răng miệng đều xuất phát từ nguyên nhân là vệ sinh răng miệng kém, ăn nhiều kẹo bánh và các món nhiều đường, uống nước hoa quả liên tục mà không đánh răng, ngậm bình sữa để ngủ….
Chăm sóc răng miệng cho bé 1 tuổi như thế nào?
Răng sữa rất quan trọng trong việc giữ khoảng cách cho răng vĩnh viễn mọc lên. Chưa kể, khi chưa có răng vĩnh viễn thì răng sữa và lợi là nhưng bộ phận giúp bé nhai nghiền thức ăn, là bước đầu quan trọng của quá trình tiêu hoá. Nên nhớ, quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng (xem thêm sách Ăn dặm không phải là cuộc chiến).
Hơn nữa, việc xây dựng thói quen lành mạnh nên được bắt đầu và củng cố từ khi còn nhỏ, mọi nếp sống đều hình thành bởi thói quen có sẵn. Càng thực hiện sớm, cha mẹ càng không mất công giục giã và bắt ép con đi đánh răng mỗi ngày sau này.
Những lo lắng và quan tâm thường gặp về răng miệng trẻ nhỏ
1. Ngậm bình thường xuyên. Đây là bình, không phải ti giả.
Việc liên tục ngậm uống bình nước hoa quả hay sữa công thức, nước uống ngọt, liên tục ngậm kẹo chua ngọt làm tăng khả năng sún răng của trẻ do đường và acid được ngâm lâu trong miệng trẻ, làm cho răng trẻ yếu đi và dễ tổn thương bởi vi khuẩn và acid. Những răng phía hàm trên lại dễ bị tổn thương hơn các răng bên dưới.
Hãy kiểm tra xem răng bé có những đường, chấm trắng ngả vàng, đó là dấu hiệu đầu tiên của việc cha mẹ cần đưa bé đến thăm nha sỹ.
Thông thường, khi không có lo lắng về răng miệng, việc đưa bé đi kiểm tra răng miệng nên được thực hiện hàng năm. Sau 4-5 tuổi thì có thể sau mỗi 6 tháng.
Giải pháp: Tạo thói quen đánh răng sau khi ăn cho bé. Trẻ nhỏ chưa có phản xạ nhổ, nên cho trẻ dùng kem đánh răng CÓ flo. – theo lời khuyên mới nhất của AAP Nếu bé đi ngủ cần có bình ngậm, kiểm tra để biết trong bình của trẻ chỉ có nước lọc và không gì khác. Nếu con chưa có răng, hãy lau lợi cho bé bằng gạc mềm, có thể nhúng gạc qua nước muối.
2. Răng sữa có cao.
Cavities, các lỗ hổng trên răng thường xuất hiện khi vi khuẩn ăn vào trong răng, và tạo sâu răng. Lỗ này dần càng to và ăn sâu vào bên trong theo thời gian. Dễ dàng nhận biết qua những lỗ đen trên mặt răng.
Cha mẹ đừng thờ ơ khi bé bị sâu răng sữa, bởi răng sữa không những giữ khoảng cách để răng vĩnh viễn mọc lên thẳng hàng mà sâu răng còn có thể ăn sâu và lan truyền vào răng vĩnh viễn đang nằm đợi trong lợi.
Các bệnh về răng ở trẻ em
Khi răng sữa bị hỏng, sâu hay gây đau đớn cho lợi của con, phải nhổ lúc đó hàm răng sữa cũng bị xô y như nhổ răng vĩnh viễn. Có điều nghiêm trọng hơn là răng vĩnh viễn lúc này sẽ không mọc lên như đã định, mọc xô, mọc “vô tổ chức”.
Khi khám, bác sỹ sẽ vệ sinh và hàn lại lỗ thủng này để tránh ăn sâu thêm. Nếu bé phàn nàn đau răng, hãy đặt lịch với nha sỹ ngay để kịp thời ngăn chặn sâu răng ăn sâu vào răng vĩnh viễn (Răng vĩnh viễn nằm trong lợi bé, dưới lớp răng sữa).
Giải pháp: đánh răng, đánh răng đặc biệt trước khi đi ngủ đêm. Giã từ bình sữa ban đêm, hoặc ăn đêm xong đi đánh răng, tuỳ các mẹ chọn. Nếu trẻ không đánh răng, hay biến nó thành trò chơi: đuổi sâu răng và mẹ cùng con đánh răng. Mẹ hãy làm gương cho bé.
3. Lợi
Sâu răng không phải là vấn đề duy nhất về vệ sinh răng miệng của trẻ, mà còn có cả viêm lợi nữa. Nhiều trẻ nhỏ đã có dấu hiệu viêm lợi, là những nguy cơ ban đầu của các bệnh lý liên quan đến lợi.
Điều này gây ra bởi thói quen ăn vặt liên tục và lười đánh răng. Nếu lợi bé ửng đỏ, sưng thậm chí chảy máu, đó là nguy cơ viêm lợi. Thủ phạm chính là cao răng quá dày, lớp cao răng cứng và dính này là ổ của hàng tỉ vi khuẩn đang sinh sôi nảy nở trên răng và lợi của bé.
Giải pháp: đánh răng và floss thường xuyên. Đánh răng ở góc chéo 45 độ. Có thể dùng bàn chải máy cho bé trên 5 tuổi. Khám nha sỹ định kỳ 6 tháng mỗi lần.
Nguồn: mamnho.com