Dạy con ” không nuông chiều bản thân”, đừng dạy con ” không chịu thua con người khác”

Tình trạng học sinh vô kỷ  luật suy thoái đạo đức trong lớp học đã trở thành đề tài lớn trên báo, đài. Giờ đang là lúc mà nền giáo dục đi vào bế tắc,  vì vậy mà vai trò của người cha chưa khi nào cần thiết như lúc này. Các bà mẹ cũng mong muốn cha của con mình chia sẻ một ít trách nhiệm nuôi dạy con. Nguyên nhân hiện tượng trẻ phạm pháp, trốn học hay bắt nạt người khác đa phần là từ việc những người cha không tham gia nuôi dạy con, họ coi đó không phải là bổn phận của mình và phó mặc cho người mẹ. Những đứa con luôn khát khao tình yêu thương của cha mẹ, và khi khao khát đó không được đáp ứng, chúng sẽ tủi thân. Và rồi để che giấu sự tủi thân đó, chúng sẽ có những hành vi phạm tội.

A. S Neil cho rằng: “Trẻ lâm đường lạc lối là do chúng được sinh ra trong những gia đình không êm ấm”. Vấn đề ở đây là những người làm cha lại phủ nhận hoàn toàn trách nhiệm nuôi dạy con của mình. Nếu người cha chịu gánh trách nhiệm nuôi dạy con từ thuở con còn ấu thơ, họ có quyền dõng dạc nói rằng con của họ không bao giờ phạm pháp. Chỉ cần người làm cha hiểu được điều này và giúp các mẹ một tay, việc nuôi dạy con sẽ trở nên dễ dàng và không có vấn đề gì phải bận tâm.

Cách nhìn nhận của người mẹ liên quan đến vấn đề nuôi dạy con cái với cách nhìn nhận của người cha hoàn toàn khác nhau. Đối với các bà mẹ, họ thường có xu hướng hay so sánh giữa con mình với những đứa trẻ khác và cố gắng dạy dỗ trẻ sao cho không thua kém bạn bè xung quanh. Trong cách dạy dỗ của người cha thường không bắt trẻ Không được thua kém người khác mà là rèn luyện cho trẻ một lối sống “Luôn phải vươn lên và chiến thắng bản thân mình”. Trước những lời khuyên như vậy của cha, con sẽ lắng nghe thật kỹ và phát triển nhân cách của mình để trở thành một người có ích. Đó chính là sức mạnh và nghĩa vụ của người cha.

Ngoài việc nuôi dạy con, hàng ngày các mẹ lúc nào cũng bận “trăm công nghìn việc”. Thế nên, cha cần dõi theo con mình vì nuôi dạy con là trách nhiệm của cả cha và mẹ. Xét về vai trò, thì người cha giống như nhạc trưởng trong dàn nhạc. Thế nên, việc nuôi dạy con sẽ trở nên khó khăn khi người cha cứ phó thác hét mọi trách nhiệm cho người mẹ. Rồi tệ hơn nữa là khi con gặp chuyện xấu, cha lại quay sang đổ lỗi cho mẹ khiến người mẹ càng chịu thêm nhiều áp lực. Từ đó, mối quan hệ giữa mẹ và con cái càng trở nên xấu hơn. Và con sẽ trở nên thiếu tự chủ.

Trong việc nuôi dạy con, hãy nhớ: “Vợ chồng hòa thuận là tốt nhất”. Khi cha biết quan tâm nuôi dạy con và luôn trao đổi với mẹ thì mẹ sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Lúc đó, tình mẫu tử sẽ trở nên tốt đẹp, hòa thuận hơn. Sự bất đồng giữa hai mẹ con về thực chất bắt nguồn từ sự bất đồng giữa cha và mẹ. Quan trọng là người cha thỉnh thoảng phải tâm sự và tiếp xúc với con cái, tao điều kiện để con phát triển, cũng như phải quan tâm và động viên, tao động lực cho các mẹ bằng những câu như: “Em là người mẹ rất tốt. Em làm tốt lắm”

Trích từ sách: 70 thói quen tốt trong việc nuôi dưỡng con theo phương pháp Shichida

Bình luận
Mục tiêu

Nhìn nhận con người toàn diện

Ý chí – Tình cảm – Suy nghĩ

Làm điều đúng vào thời điểm đúng

Tự do trong dạy và học

Giữ gìn bản sắc, văn hoá dân tộc

Đồng hành cùng phụ huynh

DMCA.com Protection Status