ĐƯỜNG ĐUA CỦA TRẺ

Trong ngày thôi nôi của trẻ, chúng ta thường thấy 1 phong tục của người Việt. Đó là trẻ bốc trúng gì thì sẽ trở thành nghề đó. Tôi hỏi mẹ tôi hồi đó tôi bốc gì. Mẹ bảo: “tôi tham ăn, chỉ bốc đúng cục xôi”. Đó là 1 phong tục truyền thống thú vị nhưng mang nhiều kì vọng của cha mẹ về sự thông minh và tương lai của con trẻ. Nếu nhìn từ khía cạnh nhìn khác, chúng ta nhận thấy có 1 điều đặc biệt ở trẻ nhỏ, đó là dấu hiệu của năng khiếu hay sự yêu thích ở tất cả các trẻ. Chẳng hạn, chị tôi có 2 cháu 4-5 tuổi, bé gái rất thích làm toán và bé trai rất thích trồng cây. Cậu ta tỉ mỉ ngâm đậu, tưới nước cho đậu và hái đậu. Đậu đỏ cậu trồng mọc rất tươi tốt.
Thực ra, khoa học có thể cho bạn biết về điều này: Đừng bao giờ nói rằng đứa trẻ thích làm toán là thông minh hơn đứa trẻ thích trồng đậu. Thực tế, tất cả điều đó đều là dấu hiệu thông minh thuộc về mỗi đứa trẻ. Nhưng, nếu chúng ta chỉ dừng lại quan sát thì sự thông minh này không được khai thác và phát huy.

GS. Howard Gardner chia sẻ: xuất phát điểm của mỗi đứa trẻ ở những dấu hiệu khác nhau – đó là mầm mống của trí tuệ, nhưng khi được quan sát và khuyến khích phát triển theo xuất phát điểm đó sẽ hình thành 2 thuộc tính của thông minh: Khả năng giải quyết vấn đề và khả năng tạo ra vấn đề mới để giải quyết.

ĐỘ TUỔI BẮT ĐẦU CẦN QUAN SÁT DẤU HIỆU MẦM MỐNG CỦA TRÍ TUỆ
Đó là khi trẻ bước qua 3 tuổi, chứ không phải vừa đủ thôi nôi như đầu bài. Não bộ và ngôn ngữ bắt đầu đi chung đường và trẻ bắt đầu biết sử dụng khả năng nhận thức và nhận biết sự tồn tại của vật thể ở những không gian khác nhau. Thông thường, trong khoảng từ 3-6 tuổi, tất cả các bé có thể rơi vào 8 dấu hiệu sau đây:
1. Yêu thích và quan tâm đến con số và suy luận
2. Thích và quan tâm đến ngôn ngữ và lời nói của bạn, thậm chí thích nói ngược lại, nhưng tỏ ra am hiểu phần lớn nội dung.
3. Thích hỏi bạn tại sao về những thứ xung quanh và tỏ ra hứng thú khi bạn giải thích hoặc hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm
4. Thích chụp hình, thích màu sắc hoặc những thứ liên quan đến cái đẹp, quần áo.
5. Thích chạy nhảy năng động, thích chỉ bạn xem 1 động tác nào bé làm được
6. Tỏ ra rất được lòng người khác, thậm chí các bé khác cùng tuổi và tự biết hoặc học nhanh các quy cách ứng xử giữa người với người. VD biết chào và cảm ơn khi gặp người lớn.
7. Thích hát, nhảy và âm nhạc
8. Thường tỏ ra hiểu vấn đề nhanh hơn.Giống như nói 1 hiểu 10
Nên nhớ rằng, không có dấu hiệu nào là thông minh hơn cái nào. Tất cả là xuất phát điểm như nhau. Nếu trẻ có nhiều hơn 1 xuất phát điểm thì chỉ cho thấy trẻ dễ linh hoạt uyển chuyển trong cách giáo dục, chứ không phải thông minh hơn ai. Thực ra, khi thực sự xuất phát, trẻ sẽ nghiêng hẳn về 1 con đường.

NGỌC KHÔNG MÀI KHÔNG SÁNG
Thực ra, xuất phát điểm sẽ cho cha mẹ hướng sự giáo dục vào trẻ để trẻ linh hoạt và thuận lợi tỏa sáng. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không đầu tư phát triển thì trẻ không phát huy được thế mạnh vốn trên đường đua của mình.
Có 1 vài thời điểm sẽ phát huy mức độ cao nhất trên đường đua. Đó là 18, 22, 25, 35 và 45 tuổi.

Tùy vào mỗi đường đua mà bạn giúp trẻ phát huy khác nhau để làm sáng 2 thuộc tính của trí tuệ:

Đường đua 1: Các hoạt động vui chơi cần để trẻ suy luận tìm giải pháp. Giúp trẻ làm quen với các con số, hình học và thường xuyên trao đổi cách đong đo và ước lượng khi đi siêu thị.

Đường đua 2: Bạn giao tiếp với bé bằng ngôn từ đúng đắn, và chịu khó khuyến khích trẻ mô tả sự vật và sự kiện. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động đọc sách, kể chuyện hoặc diễn kịch tại trường.

Đường đua 3: Trẻ sẽ tìm được thú vị trong thí nghiệm và thử nghiệm. Các thí nghiệm vui như ngâm hạt để nảy mầm luôn lôi kéo sự tò mò.

Đường đua 4: Các hoạt động vẽ hay phân tích chọn góc chụp hình, quần áo mặc khi đi mua sắm bạn nên bao gồm ý kiến trẻ vào.

Đường đua 5: Các hoạt động thể thao và vui chơi ngoài trời là thế mạnh của trẻ. Tìm cơ hội cho trẻ tham gia tập thể và đồng đội. 2 thuộc tính của trí tuệ sẽ phát huy tốt khi giải quyết trong tập thể ở trẻ này.

Đường đua 6: Trẻ thích các hoạt động giao tiếp và quan sát cách ứng xử của tất cả mọi người. Khi có dịp gặp gỡ có thể dẫn bé theo để học hỏi. Trẻ học hỏi rất tốt các chuẩn mực của giao tiếp và đạo đức. Giúp trẻ tham gia các hoạt động thiện nguyện, tình nguyện hay từ thiện là làm sáng 2 thuộc tính trí tuệ

Đường đua 7: Tạo điều kiện cho trẻ phát huy âm nhạc, ca hát và đánh đàn. Tham gia các hoạt động văn nghệ, múa theo nhạc ở trường cũng giúp trẻ tỏa sáng trên đường đua.

Đường đua 8: Đừng cho trẻ câu trả lời, hãy cho trẻ vấn đề trẻ sẽ cho bạn 1001 cách để giải quyết nó, đó là đường đua của trẻ.
Cho trẻ tham quan các bảo tàng, các công viên, sở thú, nơi có những vấn đề hay sự việc cần tìm hiểu-đó là cơ hội cho trẻ tỏa sáng.

MỤC TIÊU CỦA MÀI NGỌC
Đó là giúp trẻ tỏa sáng 2 thuộc tính của trí tuệ: Khả năng giải quyết vấn đề và khả năng tạo ra vấn đề mới để giải quyết.

Đừng bao giờ nói rằng: Đường đua nào sẽ dẫn trẻ đến nghề nghiệp đó. Không phải. Đường đua chỉ là nơi thuận lợi cho 2 thuộc tính của trí tuệ phát triển. Khi đó, ở những thời điểm đỉnh cao như đề cập ở trên, trẻ đủ trí tuệ tham gia vào bất cứ nghề nghiệp hay tham vọng nào. Nếu chúng ta nói trẻ phát huy đường đua sẽ thành nghề này nghề kia là bạn đang giới hạn đường đi của trẻ.

BS dinh dưỡng Anh Nguyễn
Bình luận
Mục tiêu

Nhìn nhận con người toàn diện

Ý chí – Tình cảm – Suy nghĩ

Làm điều đúng vào thời điểm đúng

Tự do trong dạy và học

Giữ gìn bản sắc, văn hoá dân tộc

Đồng hành cùng phụ huynh

DMCA.com Protection Status