Những nguyên tắc được đưa ra dựa trên các nghiên cứu về giáo dục và phát triển trẻ em của tiến sĩ Aletha Solter.
1. Tất cả mọi em bé sinh ra đều có bản năng về đam mê và khả năng học hỏi.
2. Trẻ học tốt nhất khi việc học là tự phát, khởi nguồn từ sự tò mò và sở thích riêng của con thay vì áp đặt. Con sẽ học tốt hơn khi được phép lựa chọn và tự định hướng (với sự trợ giúp của bố mẹ).
3. Khái niệm và các tư duy trừu tượng sẽ được nảy ra một cách tự nhiên thông qua những kinh nghiệm cụ thể. Trẻ học tốt nhất bằng cách khám phá thông qua các kinh nghiệm thực tiễn, thực hành thay vì chỉ hướng dẫn bằng lời nói trực tiếp.
4. Chơi là một “chế độ” học tập chủ yếu trong 8-10 năm đầu đời. Nó bao gồm 3 chức năng chính: chơi giúp phát triển kỹ năng thể chất – xã hội – trí tuệ, chơi giúp trẻ hiểu và đồng bộ thông tin, chơi giúp trẻ trưởng thành về nhận thức thông qua những kinh nghiệm – kể cả những kinh nghiệm đau thương.
5. Kích thích học tập là cần thiết và quan trọng (nhưng cần phù hợp). Một môi trường với quá nhiều tài liệu hay đồ dùng sẽ hạn chế khả năng học của trẻ. Trẻ sẽ được hưởng lợi khi được tiếp xúc với các câu chuyện, sách, con người, động vật, môi trường tự nhiên, âm nhạc, trò chơi và các hoạt động thực tế.
6. Đồ chơi tốt nhất là những loại giúp truyền cảm hứng cho trẻ tưởng tượng, xây dựng, sáng tạo và suy nghĩ. Một chiếc chăn cũng là một loại đồ chơi truyền cảm hứng như vậy.
7. Mỗi em bé phát triển theo khả năng riêng của chúng, dù con có thể tụt lại phía sau ở một kỹ năng này hay kỹ năng kia – điều đó cũng là hoàn toàn bình thường bởi có thể con bận rộn làm chủ những thứ khác. Sớm hơn không có nghĩa là tốt hơn.
8. Có nhiều phong cách học tập dựa trên 7 loại hình trí thông mình đó là: logic/toán học, lời nói, hình ảnh/không gian, động vật học, âm nhạc, kết nối bên trong cá nhân & giao tiếp xã hội. Các trường học truyền thống trước đây thường tập trung vào logic/toán học và bằng lời nói. Trẻ không học tốt ở những môi trường truyền thống này có thể sẽ học tốt hơn khi được tiếp cận theo cách khác.
9. Trẻ dưới 8 tuổi học qua thực hành tốt hơn và hiệu quả hơn là các hoạt động mang tính kỹ thuật số. Tiếp xúc quá lâu trên màn hình điện tử có thể cản trở quá trình học tập vì kìm hãm trí tưởng tượng, tăng sự thụ động và mất đi thời gian chơi có giá trị.
10. Căng thẳng và những rối loại về tâm lý có thể cản trở quá trình học tập bằng cách gây nhầm lẫn, lo lắng, đau buồn, tức giận và khó tập trung. Quá trình học tập sẽ được cải thiện khi trẻ giải phóng được những cảm xúc tiêu cực này thông qua việc chơi, cười hay khóc.
11. Trẻ học tốt nhất khi con có mối quan hệ hỗ trợ, ấm áp và gần gũi với cha mẹ, giáo viên. Quá trình học tập được tăng cường và cải thiện khi phụ huynh và giáo viên:
– Thể hiện sự chấp nhận và tình yêu với trẻ, quan tâm tới con thực sự.
– Khích lệ thay vì khen ngợi, khen thưởng hoặc chỉ trích
– Có những kỳ vọng phù hợp với lứa tuổi (không quá cao cũng không quá thấp)
– Kỷ luật nhưng không trừng phạt, đánh đòn
– Khuyến khích con đặt câu hỏi và độc lập trong suy nghĩ
– Chấp nhận cảm xúc tiêu cực của con và cho phép con được khóc
Vài nguyên tắc cần thiết mình tổng hợp được từ trước sinh, lúc ngồi ngâm cứu về gamification learning, một dạng trò chơi hoá môn học giúp các bạn nhỏ học và tiếp thu chủ động và hiệu quả hơn đang được áp dụng ở Trung tâm Toán học GaMath
Nguồn: Linh Phan