QUẢN LÝ CƠN KHỦNG HOẢNG: NGĂN CHẶN TỪ ĐẦU HAY ĐỂ XẢY RA MỚI XỬ LÝ?

Câu hỏi: Cha mẹ nên quản lý những cơn khủng hoảng của trẻ như thế nào? Cha mẹ nên làm gì để ngăn chặn chuyện này ngay từ đầu hoặc ngưng những hành vi không phù hợp của con ngay khi nó xảy ra?

Trả lời: Cha mẹ cần nhớ những gì trẻ học được khác hoàn toàn với những gì cha mẹ nói. Khi bạn nói điều gì đó với con, đó không có nghĩa là điều mà con sẽ phải học. Trẻ học tập từ hành động, chứ không phải lời nói của bạn. Cha mẹ có thể dành cả buổi để nói với con rằng con làm thế này thế kia là sai, là không đúng, rồi như thế là không công bằng với các bạn khác, rồi con sẽ phải nhận kết cục thế này thế kia. Nhưng sau đó, cha mẹ vẫn tiếp tục nhượng bộ trẻ với tần suất càng ngày càng lớn.

Về phần con trẻ, chúng sẽ học được gì từ việc bạn cứ ngày ngày dạy dỗ bằng lời nói rồi sau đó lại hành động ngược lại? Trong khi bạn nghĩ: “May quá mình đã dạy cho con một bài học đáng nhớ. Chắc lần này nó sẽ hiểu thôi” thì con bạn lại nghĩ: “Thật là may vì mình đã được ăn kem” hoặc “May quá mình không phải làm việc đó thêm lần nào nữa”. Kết quả là đâu vẫn hoàn đó, bạn thì vẫn cứ nói, còn con thì vẫn cứ tiếp tục những hành vi không đúng mực của mình những lần sau.

Cha mẹ thường luôn biết mình nên nói gì, nhưng lại không biết phải làm gì rồi sau đó lại thắc mắc: “Mình đã nói với con rất nhiều lần rồi, sao con không chịu hiểu.” Không phải trẻ không hiểu, mà bởi vì hành động của bạn đã ngăn cản điều đó.

Bạn không bị khủng hoảng giống trẻ, nhưng bạn phải hiểu nguyên nhân nó bắt đầu. Đầu tiên, hãy xác định yếu tố kích hoạt hành vi quá khích của trẻ thông qua quan sát, kiến ​​thức hoặc hiểu biết của bạn. Bước hai là dạy trẻ hiểu rằng hành động quá khích không phải là cách quản lý cảm xúc. Đừng nghe bất cứ lời bào chữa nào của con sau đó; Điều này sẽ buộc trẻ hiểu rằng khi sự việc khiến trẻ buồn, trẻ phải có những hành động đúng đắn kiểm soát hành vi của mình chứ không phải là bào chữa lấp liếm tội lỗi đã gây ra.

Cách hiệu quả nhất là can thiệp ngay khi trẻ bắt đầu mất kiểm soát và nói một trong những điều sau đây:

  • “Có vẻ đây là điều khiến con khó chịu đúng không. Hãy xem xem con đã gây ra chuyện gì khi con tức giận này.”

  • “Hãy xem những gì con làm khi mọi việc không như ý con muốn này.”

  • Đừng nói: “Con cảm thấy thế nào?” thay vào đó hãy nói: “Hãy xem con đã làm gì khi cáu giận này.”

  • Tiếp theo, chỉ cho trẻ thấy những gì trẻ đã gây ra khi tức giận hoặc không được như ý. Nói với trẻ rằng ăn vạ không thể giúp giải quyết vấn đề, đồng thời hỏi:

  • “Con sẽ làm gì nếu lần tới chuyện này lại diễn ra?”

Với những em bé nhỏ hơn, cha mẹ không nên nhượng bộ. Nếu con ăn vạ trong xe khi bạn lái xe, lần tới hãy nói chuyện với bé trước khi ra ngoài đi chơi. Giải thích việc ăn vạ sẽ khiến bạn và bé gặp nguy hiểm do bạn không thể tập trung lái xe. Nếu chuyện này tiếp diễn lần sau, bạn sẽ dừng xe và cho con 5 phút tự kiểm điểm bản thân. Còn nếu con không thể làm được điều đó, bạn sẽ quay xe và đi về.

Nếu trẻ ăn vạ ngay trong siêu thị hoặc nơi đông người, hãy đi khỏi đó. Trước khi vào cửa hàng, hãy cảnh báo với con: “Chúng ta sắp đi siêu thị và có thể lúc nào đó con sẽ khó chịu vì mọi việc không như ý, con có thể sẽ la hét và nằm ra sàn ăn vạ, nhưng nếu con làm thế, chúng ta sẽ đi về ngay lập tức”. Với những trẻ lớn hơn, bạn có thể cảnh báo bằng cách nói với con: “Nếu con la hét, mẹ sẽ đi ra xe ngồi, con có thể tìm mẹ ở đó, con biết xe chúng ta ở đâu đúng không?”. Bạn có thể không thể để đứa con 4 tuổi ở một mình, nhưng với những đứa bé 9-10 tuổi thì bạn có thể làm như vậy.

Trường hợp con cố làm mọi cách để bạn phải nhượng bộ, hãy nhờ đến sự trợ giúp của bảo vệ, cho dù cách này có hơi mạo hiểm, nhưng nó sẽ răn đe trẻ và khiến bạn không bị rơi vào trạng thái phải nhượng bộ vào những lần tới. Tuy nhiên đây chỉ là lựa chọn bất đắc dĩ khi không còn cách nào khác.

Khủng hoảng và những cuộc ăn vạ là cách để con thể hiện quyền lực của mình trước cha mẹ, còn cha mẹ thì đôi khi lại quên mất rằng mình là người nắm quyền, là người làm chủ cuộc chơi, chỉ khác ở cách chúng ta điều khiển cuộc chơi đó như thế nào. Biết cách sử dụng những kỹ năng, khả năng của con, kết hợp với khả năng và kỹ năng của bạn một cách hợp lý sẽ giúp bạn dạy con kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình hiệu quả hơn. Hãy tin rằng mình có năng lực làm điều đó, và bạn sẽ có thể hoàn toàn chinh phục con.

Nguồn: Raised Happy

Bình luận
Mục tiêu

Nhìn nhận con người toàn diện

Ý chí – Tình cảm – Suy nghĩ

Làm điều đúng vào thời điểm đúng

Tự do trong dạy và học

Giữ gìn bản sắc, văn hoá dân tộc

Đồng hành cùng phụ huynh

DMCA.com Protection Status