TÍNH KHÍ CỦA TRẺ

Bạn có hiểu gì về một đứa trẻ khó chiều? Vừa là cha mẹ vừa là nhà giáo dục, chúng tôi rất quan tâm đến những thứ mình có thể thay đổi và cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi chúng tôi quên không nhận ra hoặc trân trọng những điều không thể thay đổi trong cả gia đình mình và những người xung quanh. Như trò chơi bốc xăm, cách bố mẹ đưa một đứa trẻ đến thế giới cũng như thảy một chiếc xúc xắc.

Một trong những thứ ngẫu nhiên ấy đó là tính khí của trẻ con. Nó được định nghĩa là một biến thể xuất hiện sớm trong phản ứng và độ nhạy về cảm xúc của trẻ. Theo Phương pháp tiếp cận cách hành xử của Thomas và Chess (2010), mọi đứa trẻ đều khác nhau, và 65% trẻ em rơi vào ba cụm tính khí cơ bản sau:

?10% là những đứa trẻ khó tính – trẻ có xu hướng quấy khóc, sợ hãi, chảy nước mắt hoặc có thói quen ăn ngủ không đều đặn.
?15% là những đứa trẻ chậm chạp, trẻ có xu hướng nhút nhát, thu mình, chậm thích nghi và có thể hơi tiêu cực trong tâm trạng.
? 40% là những đứa trẻ dễ tính – trẻ không dễ buồn bã, thường xuyên vận động, có khả năng thích ứng và tiếp cận tích cực với các tình huống mới, tâm trạng tích cực và phản ứng không mãnh liệt với các kích thích. Nuôi dạy con cái không bao giờ là dễ dàng – nhưng việc nuôi con dễ tính được cho là dễ hơn vì những em bé này hợp tác với nhiều kiểu nuôi dạy trẻ khác nhau.

Những trẻ em còn lại thuộc nhóm hỗn hợp dựa trên các lĩnh vực: mức độ hoạt động; nhịp điệu hoặc sự đều đặn; cách tiếp cận và rút lui; khả năng thích ứng; sự căng thẳng; khí sắc; thời gian tập trung, sự phân tâm; và ngưỡng cảm giác (Chess, 2013).

Tính khí của một đứa trẻ có xu hướng gắn bó với chúng trong suốt cuộc đời; nó là một phần tính cách của chúng. Cha mẹ về cơ bản không thể thay đổi tính khí, mặc dù các kỹ thuật nuôi dạy con tinh tế và có tính vun đắp có thể giảm thiểu rủi ro của các vấn đề cảm xúc-xã hội tiêu cực – đây là những vấn đề có liên quan đến nhóm trẻ em khó chiều và chậm thích nghi trong suốt quá trình chúng lớn lên. Điều đó có nghĩa là chấp nhận con bạn cho dù chúng là ai, công nhận chúng là cách để giảm thiểu những xung đột và giúp con thoát khỏi áp lực. Đôi khi nó cũng liên quan đến việc bảo vệ con khỏi những lời khuyên có thiện chí của người khác.

Trong thời đại siêu kết nối này, đôi khi chúng tôi được kỳ vọng sử dụng những luồng thông tin siêu tốc để đi tìm câu trả lời cho mọi sự bất tiện và thách thức. Cha mẹ có thể nghi ngờ chính mình. Họ có thể đặt kỳ vọng lên vai chúng tôi để “sửa chữa” những đứa con không đáp ứng tiêu chuẩn phổ biến văn hóa của họ. Tuy nhiên, điều này có thể đánh giá thấp những kiểu tính cách tốt của một đứa trẻ khó chiều, như tính quyết đoán, kiên trì, khả năng nhạy bén và hăng hái,… Khi là một người chăm sóc, bạn có thể thấy vui vẻ hơn với một đứa trẻ từ tốn, nhưng một đứa trẻ khó chiều có thể chuyển hóa bạn hoàn toàn.

Những đứa trẻ chậm chạp cũng mang lại nhiều lợi ích, chúng có khả năng thấu cảm tốt và có thể trở thành những nghệ sĩ tương lai, chúng biết cách điều chỉnh tốt cảm xúc của mình và của người khác. Chúng có cảm xúc mãnh liệt và do đó có tấm lòng từ bi tuyệt vời, nếu chúng được kết nối với những thứ mà chúng cần.

HÃY TIN TƯỞNG VÀO BẢN THÂN. Chăm sóc trẻ rất khó – và đối với một đứa trẻ nhất định lại càng khó hơn. Tính khí con bạn không phải do bạn tạo ra và nếu bạn cư xử với nó bằng sự kết nối, nuôi dưỡng, kiên nhẫn và tôn trọng, thì bạn đang làm một việc rất tuyệt vời rồi. Đối với các nhà giáo dục hay những bảo mẫu đang cảm thấy đơn độc, thì bạn không là duy nhất. Bạn là một nguồn phát năng lượng, làm những gì cần phải làm bất kể phải đối mặt với điều gì, sự kiên nhẫn và thấu hiểu của bạn có thể giúp tạo ra những lãnh đạo của tương lai.

Đừng so sánh bản thân với người khác. Đây là một hành trình. Và hành trình này của con trẻ phụ thuộc vào sự chăm sóc của bạn.

Những người đang nuôi các em bé dễ tính hơn nên cảm thấy đặc biệt biết ơn cho những gì họ đang có, đặc biệt trong những ngày việc nuôi dạy con trở nên bất khả thi. Lòng biết ơn này có thể được thể hiện qua cách lưu tâm đến những khó khăn xung quanh chúng ta. Một phụ huynh này không bao giờ thấu hiểu được nỗi đau, sự tự vấn, nỗi giận dữ, vô vọng, giấc mơ tan vỡ hay vô số những khoảnh khắc thách thức khác của một phụ huynh khác. Nhưng tất cả chúng ta đều bị ràng buộc bởi một tình yêu mãnh liệt dành cho những đứa trẻ mà chúng ta quan tâm, và điều đó thật tuyệt vời khi tình yêu đó lan tỏa đến những phụ huynh khác mà ta vô tình gặp trên mạng hay ở trong cộng đồng của chúng ta.

Nguồn: Raised Happy

Bình luận
Mục tiêu

Nhìn nhận con người toàn diện

Ý chí – Tình cảm – Suy nghĩ

Làm điều đúng vào thời điểm đúng

Tự do trong dạy và học

Giữ gìn bản sắc, văn hoá dân tộc

Đồng hành cùng phụ huynh

DMCA.com Protection Status