?Các bạn nhỏ rất hiếu động, luôn tò mò về mọi thứ xung quanh mình. Không hiếm gặp cảnh trẻ lăn lê bò toài nghịch ngợm trên sàn nhà, hay làm rơi thức ăn xuống dưới đất rồi lại nhặt lên bỏ vào miệng, có trẻ thì lại mút tay sau khi chơi đất cát xong… Vô hình chung, đó là những yếu tố thuận lợi để các loại giun xâm nhập vào cơ thể trẻ. Hãy cùng Mầm Nhỏ tìm hiểu về các triệu chứng nhiễm giun ở trẻ, cách phòng ngừa thế nào và cách tẩy giun ra sao nhé.
? Giun đường ruột là gì?
Giun đường ruột là loại giun ký sinh như: sán dây, giun tròn, giun móc, giun kim…có thể gây ra vấn đề về sức khỏe cho con người khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
Nếu môi trường xung quanh mất vệ sinh, bị ô nhiễm hoặc thực phẩm bẩn chính là nguyên nhân phổ biến để giun đường ruột dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
? Trẻ bị nhiễm giun như thế nào?
? Nước là phương thức truyền nhiễm giun vào cơ thể người dễ dàng nhất, đặc biệt là nơi có nguồn nước ô nhiễm.
? Vệ sinh thân thể kém, không sạch sẽ cũng khiến trẻ bị nhiễm giun sán.
? Ăn các nguồn thịt không đảm bảo, bị dịch bệnh, hoặc ăn các loại rau củ chưa nấu chín.
? Trẻ bị nhiễm giun trong quá trình tiếp xúc với đất cát, đồ chơi bẩn
? Tiếp xúc với vật nuôi, thú cưng bị nhiễm bệnh
?Không rửa tay sau khi đi vệ sinh
? Các dấu hiệu và triệu chứng khi trẻ bị nhiễm giun
? Trẻ sẽ thường ngứa ở khu vực mông hoặc âm đạo, thường ngứa vào ban đêm.
? Đỏ và nổi mẩn đỏ quanh khu vực hậu môn.
?Tiêu chảy, đi tiểu thường xuyên.
Sụt cân, chán ăn, mệt mỏi.
?Có máu trong phân khi đi ngoài, có cảm giác đau khi đi vệ sinh.
?Ngoài ra, có một số triệu chứng khi bé bị nhiễm giun nặng như: đau bụng, viêm âm đạo, nôn mửa, có thể dễ dàng nhìn thấy những con giun nhỏ trắng dài 8 – 13mm.
? Tầm nguy hiểm khi trẻ bị nhiễm giun
Những người có khả năng miễn dịch thấp, đặc biệt là trẻ em rất dễ bị nhiễm giun đường ruột.
Khi đã vào được cơ thể trẻ, giun sẽ tranh giành những chất dinh dưỡng của trẻ, lâu dần làm cho trẻ xanh xao, chậm tăng trưởng thể chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Một số loại giun có thể gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập. Trong vài tình huống nguy hiểm hơn, giun có thể gây ra những biến chứng như giun chui ống mật, giun chui ống tụy, tắc ruột, viêm nhiễm tiết niệu – sinh dục.
Vì vậy, việc tẩy giun định kỳ cho trẻ là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
? Có thể tẩy giun cho bé khi nào, các loại thuốc thường dùng
Thông thường trẻ từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun, tuy nhiên trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng chậm lớn do bị nhiễm giun có thể tẩy sớm hơn, 1 tuổi cũng có thể tẩy giun được nhưng phải chọn loại thuốc thích hợp. Sau đây là một số loại thuốc giun thường dùng để tẩy giun cho trẻ:
? Albendazol: ức chế sự thu nhận glucose ở ấu trùng và giun trường thành, làm giảm dự trữ glycogen, giảm năng lượng nên giun bất động rồi chết. Thuốc có tác dụng trên nhiều loại giun: đũa, móc, tóc, kim.
?Mebendazol: cũng làm cho giun bị cạn kiệt glycogen dự trữ, ngoài ra còn ức chế sự sinh sảncủa giun. Chỉ dùng thuốc này cho trẻ trên 2 tuổi.
?Pyratel: Có biệt dược là hemilltox hàm lượng 125mg và 250mg: tác dụng bằng cách phong bế thần kinh – cơ của giun, khiến chúng bị tê liệt và nhu động ruột sẽ đẩy giun ra ngoài. Pyrantel tác động lên cả dạng chưa trưởng thành nhưng không có tác dụng trên dạng ấu trùng. Thuốc này có thể dùng để tẩy giun kim, giun đũa, giun móc cho trẻ từ 1 tuổi trở lên với liều 10mg/kg cân nặng.
Các loại thuốc trên được bào chế dưới dạng viên nén, thơm, ngọt, có thể nhai, nghiền trước khi uống hay dạng hỗn dịch, tùy theo lứa tuổi của bé để lựa chọn dạng thuốc cho thích hợp. Có thể uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cần phải nhịn đói. Tuy nhiên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất. Định kỳ 6 tháng cho trẻ uống thuốc tẩy giun 1 lần.
?Tẩy giun định kỳ là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nên định kỳ tẩy giun 6 tháng 1 một.
Bố mẹ cũng nên tập cho trẻ thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học không được tiếp xúc nhiều với những đồ dùng bẩn. Hy vọng qua bài viết này, Mầm Nhỏ đã cung cấp cho các bậc làm cha làm mẹ những thông tin thiết thực và hữu ích nhất trong việc phòng ngừa và tẩy giun cho các bé giúp các bé có một sức khỏe tốt hơn, hoàn thiện hơn!
Nguồn: Mầm nhỏ
Tài liệu tham khảo:
https://parenting.firstcry.com/arti…/how-to-deworm-your-kid/
http://nhidong.org.vn/chuyen-…/tay-giun-cho-tre-c55-474.aspx
http://viendinhduong.vn/…/dinh-duong-tre-em/khi-nao-nen-tay…
https://www.parentcircle.com/…/why-it-is-essential-to-dewo…/
https://raisingchildren.net.au/g…/a-z-health-reference/worms