ƯƠM MẦM LÒNG BIẾT ƠN TRONG TRẺ

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng con có thể sẽ lớn lên mà không có lòng biết ơn. Dưới đây là những gì bạn có thể làm để gieo mầm lòng biết ơn trong trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Mỗi khi con nằng nặc đòi bạn mua một món đồ chơi, hoặc không chịu vâng lời, liệu bạn có cảm thấy như mình đang nuôi một chú ngựa con bất kham?

Trên thực tế, mỗi gia đình sẽ đều có những nhu cầu, mong muốn khác nhau, và mặc dù trẻ nhỏ khó có thể đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu tâm trạng họ, thì người lớn chúng ta hoàn toàn có thể giúp khơi dậy lòng biết ơn trong trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ.

?Luôn công nhận những cố gắng của con: Hãy sống chậm lại và quan sát kỹ hơn. Bạn sẽ thấy con mình thật kỳ diệu và phi thường. Hãy nói với con về sự đánh giá cao của bạn dành cho trẻ, nó còn có uy lực hơn cả một lời khen và có thể sẽ là động lực mạnh mẽ khiến con thêm tự tin.

?Đánh giá cao những người khác: Đừng bao giờ đánh giá thấp tác động mà lời nói và hành động của bạn với mọi người lên con cái. Cha mẹ là tấm gương lớn nhất của con, vì thế con có thể sẽ bắt chước và học tập cách bạn giao tiếp với mọi người. Hãy thể hiện lòng tốt, sự hào phóng và lòng biết ơn với mọi người cả khi có và không có con bên cạnh nhé.

?Thường xuyên nói lên thành lời hai chữ “Biết ơn”: Trẻ cần hiểu được nghĩa của những từ mình được nghe là gì. Hãy giải thích cho trẻ hiểu định nghĩa của hai chữ biết ơn nghĩa là nhận ra điều khiến ta cảm thấy hạnh phúc. “Tôi thấy biết ơn vì hôm nay trời nắng bởi hôm qua trời đã mưa rồi.” “Tôi thấy biết ơn vì mình được đi chơi, được ăn kem vào một ngày trời nóng nực.” Hãy thường xuyên nói biết ơn cho trẻ nghe, vì sự biết ơn đó sẽ lan truyền đến tận tâm hồn trẻ.

?Làm một cái cây biết ơn: Hãy làm một cái cây nhỏ nhiều cành lá từ bìa cứng hoặc giấy. Dán cây này lên tường sau đó cho bé viết lên từng chiếc lá những gì bé cảm thấy biết ơn mỗi ngày trôi qua.

?Chia sẻ với trẻ những câu chuyện về lòng biết ơn và sự hào phóng.

?Chia sẻ với trẻ những niềm vui và nỗi buồn: Trẻ nhỏ cũng có quyền nói về những niềm vui (hoa hồng) và những nỗi buồn (gai). Nó đem lại cho cả bạn và bé cơ hội để được trút bỏ nỗi thất vọng để tập trung vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

?Tặng cho trẻ những món quà ý nghĩa: Một số người thay vì tặng quà cho trẻ trong ngày sinh nhật của trẻ thì lại tổ chức những hoạt động như đổi sách hoặc quyên góp thức ăn cho ngân hàng thực phẩm địa phương hoặc cho các trung tâm chăm sóc động vật để dạy trẻ về tình thương. Tuy nhiên, bạn vẫn hoàn toàn có thể tặng cho trẻ một chuyến dã ngoại, một chuyến tham quan nông trại để khiến ngày sinh nhật của bé trở nên đặc biệt hơn chứ không nhất thiết phải làm giống mọi người.

?Nói chuyện cởi mở với trẻ về các việc làm quyên góp, thiện nguyện: Làm từ nguyện không nhất thiết đòi hỏi bạn phải có nhiều tiền. Bạn có thể khuyến khích trẻ đặt một đồng xu vào chiếc mũ của một anh nhạc sỹ đường phố, bảo trẻ chia sẻ bánh quy với hàng xóm… Nếu bạn có một khoản tiền dùng quyên góp cho một hoạt động hay thứ gì đó mà bạn thích, hãy chia sẻ nó với con. Hãy biến những hành động thiện nguyện thành một phần trong văn hóa gia đình bạn để trẻ học tập theo.

Nuôi dưỡng những cảm xúc về lòng biết ơn có thể thay đổi cái nhìn của chúng ta về cuộc sống, dành nhiều thời gian tập trung vào những thứ tốt đẹp thay vì những điều tiêu cực xung quanh ta. Tuy nhiên, cũng giống như tất cả những thứ khác, lòng biết ơn cũng cần có đất diễn, cần được thực hành thường xuyên để biến thành thói quen. Chia sẻ lòng biết ơn và những đánh giá tích cực của chúng ta về mọi thứ, mọi người xung quanh với trẻ không chỉ giúp ươm mầm lòng biết ơn trong trái tim trẻ, mà nó còn khiến bạn thấy được những mặt tốt của trẻ đồng thời đánh giá mọi thứ theo hướng tích cực hơn.

Nguồn: Raised Happy

Bình luận
Mục tiêu

Nhìn nhận con người toàn diện

Ý chí – Tình cảm – Suy nghĩ

Làm điều đúng vào thời điểm đúng

Tự do trong dạy và học

Giữ gìn bản sắc, văn hoá dân tộc

Đồng hành cùng phụ huynh

DMCA.com Protection Status