Do tính chất đặc biệt của nghề nghiệp, hầu như mỗi ngày bác sĩ Lý Lâm, trưởng Khoa Nhi của một bệnh viện hàng đầu tỉnh An Huy, Trung Quốc đều tiếp nhận điều trị rất nhiều bệnh nhi. Bác sĩ Lý Lâm tâm sự, đôi khi bác sĩ phải lựa chọn sự cảm thông, nhưng rất nhiều lúc trong lòng vị bác sĩ này tràn ngập những trách móc đối với các cha mẹ, chỉ vì sự thiếu hiểu biết của họ gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho trẻ. Và dưới đây là lời nhắc nhở của bác sĩ Lý Lâm, mong rằng các cha mẹ phải đặc biệt lưu ý để không gây hại con em mình.
Dừng ngay việc cho trẻ dưới 3 tuổi ăn các loại hạt
Bác sĩ Nhi khoa Lý Lâm kể: “Vào ngày 26/4/2018, khoảng 17h30 chiều, tôi tiếp nhận một đứa trẻ 18 tháng tuổi bị ho trong 1 tuần, chụp X-quang ngực cho thấy những bóng mờ ở cả hai lá phổi, xem xét có khả năng bị nhiễm trùng phổi“.
Tốt nhất không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn các loại hạt hay đậu phộng (Ảnh minh họa).
Kết quả chụp X-quang ngực và CT cho thấy phổi trái đã bị tắc và không có cách nào để không khí xâm nhập vào. Vì bệnh lâu ngày, phổi bị nhiễm trùng nghiêm trọng, một bên phổi không thể đảm bảo việc thở và cung cấp oxy bình thường, tình trạng này nghiêm trọng có thể khiến trẻ mất mạng.
Thấy vậy, bác sĩ hỏi mẹ đứa trẻ: “Bạn đã bao giờ cho trẻ ăn các loại hạt như đậu phộng hay hạt dưa và đứa trẻ có bị ho sau khi ăn không?“. Người mẹ nói rằng đứa trẻ đã ăn đậu phộng cách đây 1 tuần. Khi con đang ăn thì đột nhiên khóc và ho, nhưng tình hình không quá nghiêm trọng. Sau đó, đứa trẻ lại bắt đầu ho và đã được uống thuốc ở phòng khám, nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm. Bé tiếp tục ho có đờm, phát sốt, lúc này cha mẹ mới đưa trẻ đến bệnh viện thành phố khám. Tuy nhiên, người mẹ không hiểu tại sao con mình lại chuyển biến như vậy.
Thấy vậy, bác sĩ đã xác định được nguyên nhân khiến đứa trẻ ho kéo dài và tình trạng phổi nghiêm trọng đến thế. Sau đó, bé được tiến hành phẫu thuật.
May mắn thay, việc gây mê diễn ra suôn sẻ, phẫu thuật thuận lợi, bác sĩ có kinh nghiệm, khéo léo lấy ra hạt đậu phộng bị chèn ép từ ống soi phế quản trong khoảng 20 giây: “Tôi lấy đậu phộng loại bỏ và đi đến chỗ gia đình đứa trẻ đang chờ ngoài phòng phẫu thuật. Khi tôi đặt hạt đậu phộng trước mặt họ, người mẹ gào khóc và nói không bao giờ để bọn trẻ ăn đậu phộng nữa.
Tôi muốn cảnh báo các cha mẹ rằng: “Hạt đậu phộng này có thể cướp đi mạng sống của một đứa trẻ. Do đó, cha mẹ đừng nghĩ quả lựu ngon mà cho trẻ ăn, đừng thấy trẻ khóc mà cho trẻ ăn đậu phộng… Nếu thấy trẻ ăn những thứ này xong khóc và ho thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt“.
Lời nhắc dành cho cha mẹ: Tốt nhất không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn các loại hạt hay đậu phộng.
Đừng trêu chọc mà cho trẻ uống rượu
Một cậu bé 1 tuổi đến từ Đông Quan được đưa đến bệnh viện. Sau khi đến bệnh viện, cậu bé không thể tự mình thở và rơi vào tình trạng hôn mê sâu, mặc dù được các bác sĩ cấp cứu nhưng cậu bé không may đã qua đời. Nguyên nhân là vì bạn của người cha đã cho cậu bé nếm thử rượu cồn, hơn nữa lại là rượu cồn công nghiệp.
Rượu công nghiệp chứa methanol, có độc tính cao, có thể gây ra phản ứng độc hại qua đường tiêu hóa, đường hô hấp hoặc da, gây các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, đau bụng, mờ mắt hoặc mù, khó thở và tử vong do tê liệt trung tâm hô hấp.
Lời nhắc dành cho cha mẹ: Không chỉ cồn công nghiệp, ngay cả rượu y tế hoặc rượu trắng… vẫn có thể gây ngộ độc rượu ở trẻ em. Trẻ em đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, các chức năng phát triển và trao đổi chất của gan vẫn chưa hoàn thiện, khả năng dung nạp và phân hủy ethanol rất kém, ngay cả đối với rượu có nồng độ thấp hơn, rượu có thể dễ dàng tích tụ trong cơ thể và gây ngộ độc. Trẻ uống rượu gây tổn thương rất lớn, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.
Đừng đánh vào phía sau đầu trẻ
Phía sau của não là phần yếu nhất của đầu, nếu sử dụng lực lớn, nó rất dễ gây chấn động não và sẽ để lại một số biến chứng của suy hô hấp (Ảnh minh họa).
Linh Linh, một cô bé 8 tuổi ở Đồng Xuyên, tỉnh Thiểm Tây, vừa viết bài vừa xem ti vi, khi mẹ cô bé kiểm tra bài tập và phát hiện cô bé làm sai, nhất thời tức giận nên người mẹ đã đánh một cái vào phía sau đầu cô bé. Một lúc sau Linh Linh đột nhiên nói chóng mặt, buồn nôn, lúc này gia đình nhanh chóng đưa cô bé đến bệnh viện, mặc dù đã được cấp cứu nhưng cô bé vẫn qua đời. Báo cáo khám nghiệm tử thi cho thấy, đứa trẻ chết là do tổn thương nội sọ, gây ra bởi áp lực bên ngoài.
Bác sĩ Lý Lâm giải thích rằng, phía sau của não là phần yếu nhất của đầu, nếu sử dụng lực lớn, nó rất dễ gây chấn động não và sẽ để lại một số biến chứng của suy hô hấp.
Lời nhắc dành cho cha mẹ: Không bao giờ đánh vào phía sau đầu. Phần thái dương của trẻ em cũng không được đánh, ngoài ra không giáo dục trẻ bằng cách như xoắn tai và túm tóc.
Đừng quấn trẻ quá chặt
Quấn hoặc ủ trẻ quá chặt có thể khiến trẻ bị nghẹt thở (Ảnh minh họa).
Một buổi sáng, người mẹ thức dậy phát hiện tay của cô con gái 9 tháng tuổi đã lạnh và chạm vào cổ của đứa trẻ vẫn còn nóng. Người mẹ lập tức đưa con đến bệnh viện. Bác sĩ Lý Lâm phát hiện đứa trẻ đã nhắm chặt mắt, sắc mặt chuyển xanh, không hề cử động. Nguyên nhân do mẹ quấn quá nhiều, khiến đứa trẻ rất bị nghẹt thở. Việc này có thể dẫn đến tử vong và thường xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi.
Lời nhắc dành cho cha mẹ: Cha mẹ nhớ rằng, khi chăm sóc trẻ sơ sinh, hãy nhớ không quấn trẻ quá chặt để giúp trẻ được lưu thông khí.
Nguồn: Sohu, Healthtimes