Tinh bột đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ
Nếu bé nhà bạn trên 6 tháng tuổi và đã bắt đầu ăn dặm thì nước cơm là 1 sự lựa chọn tuyệt vời (Ảnh minh họa).
Bất cứ bà mẹ nào cũng mong con mình phát triển đều về thể chất và trí tuệ. Chế độ ăn uống trong đó chứa nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trong những năm tháng đầu đời. Đã có rất nhiều mẹ đặt câu hỏi nên cho trẻ ăn thêm gì khi trẻ chưa mọc răng, chưa thể nhai thức ăn thô, cứng. Nếu bé nhà bạn trên 6 tháng tuổi và bắt đầu ăn dặm thì nước cơm là 1 sự lựa chọn tuyệt vời. Nước cơm là loại thức ăn hầu như không gây dị ứng, rất an toàn cho bé. Từ xa xưa các bà các mẹ cũng đã biết dùng nước cơm để chữa tiêu chảy và các bệnh đường ruột cho trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Từ xa xưa, các bà các mẹ đã chắt nước cơm cho con uống để con lớn nhanh, khỏe mạnh. Trong nước cơm có các tinh chất rất tốt giúp ngăn ngừa viêm dạ dày, đường ruột và nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Cách nấu nước cơm cho bé
Vo gạo rồi đổ vào nồi, thêm nước và bắt đầu đun sôi lửa nhỏ trong 20 phút, đến khi thấy cơm chín, nước cơm sệt thì gạn lấy phần nước cơm, để nguội bớt cho bé ăn.
Tác dụng tuyệt vời của nước cơm
Trị chứng nôn mửa, tiêu chảy
Trẻ nhỏ rất dễ bị mất nước do tiêu chảy, nôn mửa kéo dài. Cho trẻ ăn 90ml nước cơm cách 3 tiếng 1 lần giúp bù nước. Các vitamin có trong nước cơm sẽ giúp bé nhanh chóng khỏe trở lại. Trợ lý giáo sư Ting Fei Ho thuộc đại học Singapore cho biết nước cơm giúp bé giảm hiện tượng đi ngoài, chống viêm ruột, giúp bé mau khỏe hơn.
Giảm tình trạng táo bón
Nước cơm được coi là bài thuốc chữa bệnh táo bón cho trẻ nhỏ. Chuẩn bị 60ml nước cơm trộn với 3 giọt dầu vừng, cho bé ăn sau 3-4 tiếng, mẹ nhớ giữ ấm nước cơm và cho bé ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Giàu vitamin nhóm B
Gạo là nguồn cung cấp vitamin nhóm B dồi dào, lượng tinh bột chiếm 70%, trong đó khoảng 8% lượng protein và nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B rất thích hợp cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ nhỏ. Do đó việc cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng này vô cùng quan trọng trong giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ.
Cung cấp năng lượng
Nước cơm chứa carbonhydrate, đóng vai trò là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho bé, giúp bé chơi đùa khỏe mạnh cả ngày dài.
Giàu protein
Mẹ nên nhớ protein rất quan trọng trong chế độ ăn của trẻ. Nước gạọ có nhiều protein, mẹ có thể cho bé ăn khi bé 5 tháng tuổi. Protein giúp các cơ và chân bé phát triển khỏe mạnh, tạo tiền đề cho giai đoạn bé tập bò, tập đi sau này.
Nhanh khỏe lại sau cảm lạnh, cúm, sốt
Các nghiên cứu khoa học cho kết quả trong nước cơm có chứa chất kháng sinh giúp cơ thể điều chỉnh thân nhiệt, hạ sốt. Bé ăn nước cơm ấm có thể giảm bớt đờm trong cổ do bị cảm lạnh, chứng tức ngực và nghẹt mũi cũng sẽ đỡ hơn.
Một số lưu ý khi cho trẻ uống nước cơm
– Mẹ cần chọn loại gạo ngon, gạo mới để nấu nước cơm cho trẻ.
– Không dùng nước cơm để pha loãng sữa. Bởi nước cơm không chứa chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng tối ưu ở trẻ sơ sinh.
– Gạo nâu (gạo lứt) chứa nhiều dinh dưỡng hơn gạo trắng, nhưng mẹ nên cân nhắc. Chỉ nên cho trẻ 3-4 tuổi ăn gạo lứt do nó có chứa 1 số thành phần trẻ sơ sinh chưa thể hấp thụ được.
– Nước cơm không thể thay thế hoàn toàn sữa mẹ hay nguồn sữa khác cho bé ăn hàng ngày. Chỉ nên ăn kết hợp với các đồ ăn khác để tăng cường, bổ sung. Nếu trẻ có tiền sử dị ứng, mẹ nên cho 1 ít nước cơm ra mu bàn tay trẻ để cân nhắc nên cho trẻ ăn hay không.
Tiến sĩ- Bác sĩ Nhi khoa William Sears – người đã từng có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa và chăm sóc trẻ em.
– Khi bé bị tiêu chảy, đi ngoài mất nước, cha mẹ không nên dùng nước cơm như 1 liều thuốc chữa bệnh mà cần hỏi ý kiến bác sĩ. Tiến sĩ, bác sĩ Nhi khoa William Sears – người đã từng có nhiều năm kinh nghiệm với vị trí Trưởng khoa Nhi bệnh viện Toronto Western thuộc Đại học Toronto (Hoa Kỳ), đồng thời là tác giả hàng chục cuốn sách về chăm sóc trẻ em đã cảnh báo: Một trường hợp em bé bị tiêu chảy nặng đã mất 10% trọng lượng cơ thể và bị mất nước nghiêm trọng do cha mẹ chủ quan chỉ cho bé uống nước cơm thay vì đưa bé đến gặp bác sĩ và dùng phương pháp điều trị thích hợp.
Còn theo bác sĩ Vinay Reddy (Bệnh viện St. Margaret Franciscan, Hoa Kỳ), nước cơm không chứa đủ carbohydrate – một nguồn năng lượng cần thiết để thay thế lượng calo bị mất sau khi bé bị tiêu chảy, đi ngoài. Nước cơm cũng không có đủ lượng protein hoặc chất khoáng để thay thế cho khoáng chất đã mất. Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý không thể chỉ bổ sung mỗi nước cơm cho bé mà cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi bé bị tiêu chảy, đi ngoài.
Nguồn: Weetnow, Livestrong